Chúng ta biết rằng màu sắc của hoa là do trong cánh hoa có chứa sắc tố. Sắc tố của hoa có rất nhiều loại, chủ yếu là do chất carotin flavone và chất quỳ tạo ra. Chất carotin có chứa màu đỏ, màu da cam, màu vàng, chất flavone có thể tạo nên các loại màu sắc từ vàng nhạt cho đến màu vàng đậm; chất quỳ thì tạo nên màu da cam, phấn hồng, đỏ, tím, xanh lam.
Trong cánh hoa của loại hoa màu trắng liệu có sắc tố màu trắng không? Các nhà khoa học thông qua các thí nghiệm vẫn chưa tìm thấy sắc tố thuần trắng trong cánh hoa màu trắng. Từ cánh hoa màu trắng lấy ra được một chất flavone màu vàng nhạt hoặc gần như không màu. Đem chất này hòa vào nước cũng không có thực thể màu trắng, mà chỉ là một loại dịch thể trong suốt không màu, vì vậy hoa màu trắng mà chúng ta nhìn thấy không phải do chất thuộc loại flavone tạo ra. Vậy nguyên nhân tạo ra màu trắng là ở đâu?
Ngắt một bông hoa, rồi cắt ngang cánh hoa, từ mặt cắt ta thấy được tầng ngoài trên cánh hoa có một lớp tế bào xếp tương đối khít, giống như một tổ chức hàng rào của lớp ngoài phiến lá, sắc tố của cánh hoa chính là ở trong lớp tế bào này. Tầng tế bào này gọi là tầng sắc tố. Tế bào trong tầng sắc tố này xếp lại khá thưa, mà giữa các tế bào có những khe nhỏ. Tia Mặt Trời chiếu tới bề mặt cánh hoa, xuyên qua tầng sắc tố, vào tầng tế bào thưa ở bên trong phản xạ lại, rồi lại thông qua tầng sắc tố, sau đó đập vào mắt của chúng ta, như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy các loại màu sắc của hoa. Nhưng trong tế bào của tầng sắc tố của cánh hoa màu trắng, chỉ có những sắc tố màu vàng nhạt hoặc không màu, màu vàng nhạt mà nó phản xạ lại đối với mắt con người dường như không phân biệt rõ, chỉ thấy là màu trắng. Điều thú vị là, trong các khe tế bào thưa ở lớp dưới của cánh hoa có rất nhiều bong bóng khí cực nhỏ, do không khí tạo thành, những bong bóng khí này trong suốt không màu, ánh sáng Mặt Trời chiếu vào “thân chúng” sẽ phản xạ lại, nên chúng ta thấy là màu trắng. Vì vậy, về bản chất mà nói, không có hoa màu trắng tuyền.