Tại sao nói củ khoai tây là thân củ, còn củ khoai lang là thân rễ?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Bạn có từng chú ý, củ khoai tây đào, từ dưới đất lên là do thân dưới đất hình thành, còn củ khoai lang là do rễ hình thành.

Làm thế nào để biết sự khác biệt này? Khi đào củ khoai tây, nếu bạn quan sát kĩ sẽ thấy rõ củ khoai tây là những ngọn của thân đi ngang dưới đất. Thân đi ngang này lớn đến một lúc nào đó, ngọn sẽ nở to ra, hình thành củ khoai, vì hình dáng nó bự dầy, thường thường mắt người dễ phân biệt. Nếu không tin, bạn cầm một củ khoai tây lên, kiểm tra kĩ một chút, sẽ phát hiện biểu bì, trên biểu bì của củ khoai tây có rất nhiều lỗ nhỏ, trong lỗ có mầm, trên thành lỗ có một vết hằn như lông mày, lỗ và vết hằn này rất giống như mắt, nên trong thực vật học gọi là mắt mầm. Nếu bạn dùng dây nối liền những mắt mầm này lại sẽ phát hiện mắt mầm trên củ khoai tây sắp xếp theo trật tự xoắn ốc. Mầm ở trong mắt mầm có thể ra cành lá. Vết lõm là vết tích lưu lại của lá (lá hình vây cá). Đặc trưng nổi bật chính là đặc trưng của thực vật thân củ.

Chúng ta hãy quan sát củ khoai lang, củ khoai lang mặc dù cũng có thể ra mầm nhưng vị trí mầm rất lung tung, không có thứ tự sắp xếp nhất định, lại không có những vết hằn của lá như củ khoai tây, đó đều là đặc điểm của rễ. Khi đào khoai lang, bạn xem xét kĩ có thể thấy củ khoai lang là do rễ phụ và những rễ bất định trên rễ chủ nở to mà hình thành cho nên gọi là rễ củ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ