Khi khoai tây mọc mầm có nên ăn không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Khoai tây cất giữ trong hố thường lên màu xanh, thời gian dài còn ra mầm non. Bình thường đất đắp miệng hố không đủ cao để lọt ánh sáng vào trong hố nên khiến cho khoai tây chuyển xanh.

Những loại khác nảy mầm không đáng lo, còn có thể ăn được. Ví dụ như đậu nành chúng ta còn cố ý để cho nó nảy mầm, thành giá để ăn. Nhưng nếu khoai tây bị nảy mầm mà không cắt sạch chỗ xanh lên mầm đi, người ăn sẽ bị nôn, lạnh, ngộ độc. Đó là vì khi khoai tây nảy mầm, sản sinh ra một loại chất chứa độc, người ăn phải sẽ trúng độc, cho nên phải cắt hết chỗ bị xanh hay chỗ bị nảy mầm đi mới có thể ăn được. Khoai tây là thân củ, tế bào biểu bì có chất diệp lục, nếu lớp biểu bì gặp ánh sáng sẽ hình thành chất diệp lục và lên màu xanh.

Phương pháp tránh cho khoai tây không bị lên màu xanh rất đơn giản, trong thời kì sinh trưởng chú ý thường xuyên vun đất không để củ khoai tây bị lộ lên trên mặt đất, sau khi thu hoạch củ làm thức ăn, không nên để nơi có ánh sáng lâu, sau khi để khô phải kịp thời chuyển sang nơi tối sẽ tránh cho lớp biểu bì lên màu xanh. Còn đối với hiện tượng nảy mầm, thân củ khoai tây đều có hai, ba tháng ngủ, sau khi thu hoạch trong vòng hai, ba tháng sẽ nảy mầm, cho nên khoai tây để ăn tốt nhất ăn hết trong vòng hai tháng sau khi thu hoạch, nếu để làm giống thì tránh cho nó nảy mầm bằng dùng thuốc kích thích sinh trưởng để xử lí, hiệu quả rất rõ rệt, bởi vì chất này có tác dụng ức chế sự nảy mầm của khoai tây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ