“Vào mùa hè nóng nực, ngắt một chiếc lá bạc hà, nhai nhai sẽ có một luồng hương thơm mát; nếu hái mấy lá rồi ngâm trong nước sôi, đợi sau khi nguội uống một ngụm thật là mát lạnh thấm vào gan ruột. Trong Đông y từ xưa lá bạc hà đã được coi là vị thuốc dùng để trị sốt, đau đầu, họng phù đau, da mẩn ngứa…
Bạc hà là loài thực vật thân thảo sinh sống nhiều năm, mùa thu ra hoa nhỏ màu trắng, tím hồng, thân hình vuông, lá đối xứng, hình phôi hoặc hình tròn dài, mép lá có răng cưa thường dùng rễ để sinh sôi.
Tại sao bạc hà lại mát lạnh như vậy?
Trong thân và lá bạc hà có nhiều dầu dễ bay hơi gọi là dầu bạc hà, thành phần chủ yếu là cồn bạc hà và chất xêton bạc hà, dầu bạc hà là dịch thể dạng dầu, có màu vàng xanh nhạt, mùi thơm nức, mát lạnh. Hương thơm mát toàn thân bạc hà là từ đây mà ra.
Dùng phương pháp chưng cất có thể lấy được dầu bạc hà ở trong thân và lá bạc hà, lại qua gia công chắt lọc, ở nhiệt độ thấp có thể thu được một loại tinh thể không màu, thông thường gọi là tinh dầu bạc hà. Trong dầu bạc hà hàm lượng tinh dầu càng cao chứng tỏ chất lượng của nó càng tốt, hàm lượng tinh dầu cao nhất có thể đạt 90%. Trung Quốc không chỉ là nước sản xuất tinh dầu bạc hà nhiều nhất trên thế giới mà chất lượng cũng vượt trội. Vì vậy trên thị trường thế giới có được uy tín rất cao.
Bạc hà không những mát sảng khoái, có thể làm sản phẩm tốt để giải khát, điều quan trọng hơn còn có thể làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu trong công nghệ sản xuất mĩ phẩm như trong dầu cù là, nhân đan, thuốc ho, viên ngậm ho đều không thể thiếu nó, bởi vì nó có công dụng tan nhiệt, giảm đau, diệt khuẩn, làm cho tì vị khỏe lên, tiêu đờm… Khi da bị dao cắt phải hay bị động vật cắn, bôi dầu vào sẽ cảm thấy dịu mát, đây vốn không phải do da hạ nhiệt mà do dầu bạc hà kích thích vào đầu cuối thần kinh trên da, tạo ra cảm giác mát, đồng thời giảm đau, ngứa. Trong kẹo, thức ăn, kem đánh răng cũng không thể thiếu bạc hà. Xem ra, mỗi người đều có cơ hội để làm quen với cây bạc hà.”