Tại sao cây ăn quả phải trải qua việc chiết cành?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Lúa, mì, cà, ớt, bông… đều là gieo bằng hạt. Nhưng các loại cây ăn quả như táo, lê, đào sau khi dùng hạt giống để sinh sôi thành cây non đều phải trải qua quá trình chiết cành mới có thể ra giống tốt. Tại sao lại như vậy?

Nghe kể, cách đây rất lâu, người xưa trồng cây ăn quả, đầu tiên cũng là phương pháp gieo hạt, họ giữ lại những hạt giống của quả ngon lại để làm giống sinh sôi, muốn trồng ra loại cây ăn quả ngon, cũng giống như loại dưa có thể giữ lại những hạt giống tốt. Tuy nhiên điều khiến họ thất vọng là kết quả thu được hoàn toàn ngược lại, quả những cây này thường không giống như trước, hầu như là trồng 10 cây thì 10 cây, 100 cây thì 100 cây đều giống nhau, cho chất lượng đa số bị biến đổi xấu đi. Con người khi đó mặc dù không tìm ra nguyên nhân, nhưng qua nhiều kinh nghiệm sau này họ cũng dần dần bỏ đi phương pháp trực tiếp trồng bằng hạt giống mà thay đổi bằng phương pháp chiết cành.

Ngày nay, chúng ta có thể ăn được những loại quả ngon như quýt mật ở Châu Phi ấm áp, lê, đào lai… đều là do công lao của phương pháp chiết cành, trong quá trình sinh sôi lâu dài chúng không hề có sự biến dị.

Đến thời cận đại, cùng với sự phát triển của khoa học câu đố này đã được giải đáp. Hóa ra, cây ăn quả và các loại dưa không giống nhau, tỉ lệ kết quả tự hoa của chúng cực thấp, đa số đều cần truyền phấn dị hoa mới kết quả được.

Trong điều kiện tự nhiên, hạt giống của cây ăn quả vốn không phải là thuần chủng mà là hạt giống tạp giao, sau khi nhận hoa phấn của một cây khác, vì thế quả khi trưởng thành đương nhiên không giống như trước, chất lượng sản phẩm xấu đi, đó là do cây mẹ nhận phấn hoa của cây dại. Sử dụng phương pháp chiết cành thì lại khác, dùng cành nhánh hoặc mầm trên cây già sinh sản vô tính, không trải qua tạp giao, vì thế đời sau không có sự thay đổi.

Tuy nhiên ưu điểm của biện pháp chiết cành không chỉ dừng ở đó, nó còn có thể khiến cho cây ăn quả kết quả sớm, tăng cường tính thích nghi và tính đề kháng. Ví dụ chiết cành cây táo sau một, hai năm là kết quả. Cây lê cũng giống như vậy, phía Bắc dùng cây lê mùa thu làm cây được chiết cành, tăng sự chịu lạnh, phía Nam dùng cây lê đường làm cây được chiết cành tăng sức chịu ẩm, úng. Khu Triều Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc, lấy cây cam tiêu, ghép lên cây chanh hồng tính chịu úng khỏe, có thể trồng được trong nước. Ở vùng Tây Bắc – Trung Quốc, lấy cây táo ghép lên cây lan châu thu tử, có thể khiến bệnh giảm nhẹ. Do phương pháp chiết cành cây ăn quả có nhiều ưu điểm cho nên ngày nay đã trở thành một phương pháp trồng cây ăn quả phổ biến nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ