Tại sao cây có loài một lá mầm, có loài hai lá mầm?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Nếu bạn gieo 10 hạt lúa mì và 10 hạt đậu côve vào trong hai bình đựng đất, sau đó chăm sóc với lượng nước, nhiệt độ và khí oxi thích hợp thì những hạt khô đó vốn là những hạt khi gặp nước sẽ nhanh chóng hấp thụ và nở ra, trước tiên rễ mầm xuất hiện lá mầm. Nhưng hạt lúa mì chỉ ra một lá còn hạt đậu côve lại ra hai lá. Tại sao lại như vậy?

Trong hạt đậu côve không có phôi nhũ, bạn chỉ cần bóc lớp vỏ ngoài ra sẽ thấy hai múi màu trắng dày và mập gọi là hai lá mầm. Lá mầm chiếm phần lớn nhất trong hạt, nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, thay thế tác dụng của phôi nhũ, có thể cung cấp những chất cần thiết cho hạt nảy mầm và phát triển. Ngoài hạt đậu côve ra còn có hạt đậu tằm, đậu tương, hạt bông, hạt cam, hạt quýt, hạt táo, hạt dưa hấu và của một số loài rau cũng có hạt tương tự như vậy.

Nếu bạn bóc lớp vỏ ngoài của hạt lúa mì ra thì lại thấy cấu tạo của nó khác, chỉ có một lá mầm, kẹp giữa phôi và phôi nhũ, chất dinh dưỡng bên trong lá mầm rất ít, do vậy, trong loại hạt này, tuyệt đại bộ phận là phôi nhũ chiếm hết. Không ít loại có kết cấu như vậy, như hạt lúa nước, ngô, cao lương, đại mạch và nhiều loài thực vật khác.

Sau khi gieo hạt lúa mì và đậu côve, ta thấy hạt lúa mì sẽ ra một lá mầm, lá này không phải là lá mầm ban đầu mà là chiếc lá đích thực mọc ra từ mầm; còn hai lá mầm (cùi) của đậu côve sau khi mọc lên khỏi mặt đất và phát triển thành lá thực sự. Các nhà thực vật căn cứ vào cấu tạo khác nhau của cây trồng đã phân ra làm hai loại: những loài có hạt giống như hạt lúa mì thì gọi là “lớp một lá mầm” và những loài có hạt giống như hạt đậu côve thì gọi là lớp “hai lá mầm”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ