Có một loài thực vật vừa giống lau sậy lại vừa giống tre, nói nó giống lau là vì xét về ngoại hình; nói nó giống tre, vì khi thân lớn già đi cứng, rỗng, trong có mấu, giống như tre. Vì vậy, người ta kết hợp hai đặc điểm này lại gọi nó là loài lau trúc.
Nếu tra “gia phả” họ lau trúc, lau sậy và tre trúc thì sẽ phát hiện chúng “500 năm trước cùng là một nhà”, đều là thành viên của đại gia tộc họ trúc. Nhưng lau sậy thuộc loài lau sậy, lau trúc thuộc loài lau trúc, còn tre trúc thì có nhiều chủng loại, có thể phân thành hơn 50 loại khác nhau. Nói đến mối quan hệ “huyết thống” của lau sậy và lau trúc đều cùng gia đình nhỏ thuộc họ thực vật đơn tử điệp, vì vậy chúng đều sinh trưởng thành khóm, đều có thân rễ khỏe, cao lớn, lá hẹp dài và trật tự hoa hình tròn mọc trên ngọn. Cho nên, nếu phân biệt theo hình dáng bên ngoài thì không dễ lắm. Các nhà phân loại thực vật đã nghiên cứu các bộ phận của chúng, cuối cùng đã tìm thấy căn cứ khác biệt trên hoa, hóa ra vỏ thân cây lau trúc hầu như dài giống nhau, vỏ trấu giữa phần đỉnh và còn nói đến sự khác nhau giữa lau trúc và tre, so với sự khác nhau giữa lau sậy và lau trúc dễ hơn nhiều, bởi vì hình dáng bên ngoài của chúng đã khác xa nhau. Trên đỉnh của lau trúc mùa thu, mùa đông hàng năm đều ra hoa hình nón màu vàng nhạt, giống như lông vũ của loài chim tước; tre cả đời chỉ ra hoa một lần, so với hoa của loài lau trúc màu sắc thua kém nhiều.
Lau trúc phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, thích sinh trưởng ở vùng ẩm ướt ven hồ, hai bên kênh, ven sông. Tính thích ứng của chúng rất mạnh, đối với đất không cần chọn lọc kĩ, chỉ cần đủ nước, ở đâu chúng cũng sinh trưởng.
Lau trúc là loài thực vật để lấy sợi rất tốt, sợi dài, hàm lượng cao, lực kéo lớn, là nguyên liệu tốt trong sản xuất giấy cao cấp và tơ nhân tạo. Qua thí nghiệm, 50 kg lau trúc khô có thể làm 20 kg giấy. Mà giấy lại còn bóng đẹp, dễ tẩy trắng. Vì vậy, lau trúc có thể nói là nguyên liệu làm giấy chất lượng nhất ở Trung Quốc.