Cây ngân hạnh là một loại cây ăn quả rụng lá thuộc họ tường vi, ở Trung Quốc có lịch sử nuôi trồng lâu đời. Cây ngân hạnh thường ra hoa vào đầu xuân, xa xa ngắm nhìn như biển mây, khiến mọi người say sưa (hứng thú) chiêm ngưỡng. Vì vậy dân gian lưu truyền rất nhiều câu thơ tán dương cái đẹp của nó: “Sắc xuân đầy vườn giữ không nổi. Một cành hồng hạnh nhú khỏi tường”.
Mầm của cây ngân hạnh phân ra làm hai loại mầm hoa và mầm lá, mầm không hỗn hợp, có lúc nhiều mầm cùng ra và trở thành mầm kép. Trong mầm kép nói chung có 2 – 3 mầm hoa, ở điều kiện thích hợp cũng có thể hình thành 4 – 5 mầm hoa. Mầm hoa của cây ngân hạnh thường nở một bông hoa, nhưng do số lượng mầm kép của cành kết quả nhiều vì vậy lượng hoa nở cũng nhiều.
Điều đáng tiếc là cây ngân hạnh nở hoa rất nhiều, nhưng kết quả lại ít. Tại sao vậy? Nguyên nhân rất nhiều, có thể qui lại mấy điểm dưới đây.
Trước tiên xét về chức năng sinh lí của cây ngân hạnh, rất nhiều giống cây ngân hạnh phổ biến tồn tại hiện tượng thoái hóa nhụy đực, phát dục không hoàn chỉnh, hoa đã thoái hóa thường không thể thụ phấn, thụ tinh, vì vậy không thể kết quả. Theo nghiên cứu, nguyên nhân xảy ra sự thoái hóa, một là điều kiện dinh dưỡng không tốt, hai là cũng có liên quan nhất định tới đặc tính của giống cây. Ví dụ như hạnh thông thường có hoa thoái hóa khá nhiều, còn hạnh mạch hoàng và hạnh lâu qua, hoa thoái hóa khá ít.
Thứ hai, cây ngân hạnh mặc dù chịu lạnh, chịu khô, nhưng lại cần nhiều ánh sáng. Nếu ánh sáng không đủ, thường xuất hiện hiện tượng cành lá mọc loạn, hoa thoái hóa tăng. Theo điều tra, những cây ngân hạnh sống ở dưới những tán cây tùng che mất ánh sáng thì số lượng cây thoái hóa hoa đạt tới 43,6%, nhiều hơn 29% so với những cây sống ở nơi rộng, thoáng ánh sáng Mặt Trời chiếu tốt.
Thêm nữa, cây ngân hạnh thuộc loài cây ăn quả, loại quả có hạt, cần sự thụ phấn của hoa khác, tỉ lệ kết quả thụ phấn từ hoa không cao. Nếu một cây ngân hạnh đơn độc sống trong vườn thì tình trạng kết quả rất ít.