Tại sao cây sau khi bóc hết lớp vỏ vẫn có thể tái sinh?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Cây sợ nhất bóc vỏ, sau khi bóc vỏ, đã ngắt đứt các đường ống dẫn (bộ ống dây) vận chuyển chất hữu cơ xuống dưới do lá tạo thành trong quá trình quang hợp. Bộ rễ do không được cung cấp đủ chất hữu cơ sẽ rơi vào trạng thái đói khát cuối cùng dẫn đến cây khô chết. Từ đó có thể thấy vỏ cây rất quan trọng đối với sinh mệnh của cây cối.

Tuy nhiên, ví dụ về cây bị bóc vỏ không chết cũng rất nhiều. Ví dụ như ở tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc có một nhà nông trồng một cây lê già trên đất canh tác, ảnh hưởng đến các cây hoa màu xung quanh, anh ta đã bóc lớp vỏ cây lê để cây tự nhiên chết, kết quả, cây lê không những không chết mà ngược lại tái sinh lớp vỏ cây mới, năm sau ra rất nhiều quả.

Tại sao sau khi cây bóc vỏ lại tái sinh? Hóa ra thân cây vốn có một lớp kết cấu tổ chức dày đặc, từ ngoài vào trong được cấu thành gồm lớp vỏ xung quanh, bộ phận vỏ dai, tầng hình thành, lớp chất gỗ. Các bộ phận đều có chức năng riêng: lớp vỏ xung quanh do lớp vỏ bần và tầng hình thành lớp vỏ bần tạo thành, có tác dụng bảo vệ thân cây, bộ phận vỏ dai do có bộ ống dây tạo thành, vận chuyển chất hữu cơ do lá chế tạo từ trên xuống dưới đến khắp cơ thể; lớp chất gỗ do các tế bào sợi gỗ tạo thành, chúng vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng vô cơ do rễ hấp thụ từ dưới lên trên cho các tán cây, tham gia vào tác dụng quang hợp và có tác dụng chống đỡ cho cây đứng thẳng; tầng hình thành là do mấy tầng tế bào vách mỏng có khả năng phân chia mạnh, chúng giúp cây to lớn, hình thành bộ phận vỏ dai hướng ra bên ngoài và tạo lớp chất gỗ bên trong thân. Vỏ cây chủ yếu bao gồm hai bộ phận chính là vỏ xung quanh và nhân bì. Nếu tầng hình thành không bị bóc đi cùng với lớp vỏ cây thì các tế bào của tầng hình thành dính chặt trong lớp chất gỗ sẽ lớn tách hình thành tổ chức lành vết thương, tái sinh lớp vỏ cây mới… Ví dụ sau khi cây đỗ trọng bị bóc vỏ, các tế bào của lớp chất gỗ chưa chín và tế bào của lớp hình thành còn sót lại sẽ nhanh chóng khôi phục khả năng phân tách, hình thành các tổ chức làm lành vết thương. Trong khoảng một tháng, cơ bản sẽ hình thành hình thức ban đầu của vỏ cây, sau 3 – 4 năm cây đỗ trọng tái sinh được lớp vỏ dày như cũ, kết cấu và chức năng cũng giống như lớp vỏ trước kia.

Sự tái sinh của vỏ cây có liên quan tới nhiệt độ, độ ẩm khi bóc vỏ và sự sinh trưởng khỏe của cây. Giữa mùa xuân hạ là thời tiết cho cây sinh trưởng mạnh, cũng là lúc tầng hình thành hoạt động thịnh vượng, độ ẩm và nhiệt độ đều rất cao, có lợi cho hình thành tái sinh vỏ cây. Mùa đông là thời tiết khô, nhiệt độ thấp, cũng là thời tiết cây sinh trưởng chậm hay ở trạng thái “ngủ”, sau khi bóc vỏ do tế bào tầng hình thành khả năng phân tán rất yếu các tế bào bị bóc trần sẽ do khô mà mất nước rồi chết, vì vậy rất khó tái sinh vỏ cây.

1 Comment

Add a Comment
  1. Xin chào! Tôi đang đọc các bài viết của chuyên gia, tôi thấy các bài viết của bạn đều rất logic và khoa học.
    Tôi rất mong nhận được tư vấn từ chuyên gia về trường hợp của mình.
    Tôi có các cây phượng bị bóc vỏ vòng quanh thân cây (từ 5-8cm). Nguyên nhân là do, hồi tháng 5 tôi có thí nghiệm biện pháp khoanh vỏ, xiết nước kích thích cây ra hoa. Đến thời điểm hiện tại, cây không những không ra hoa, còn có dấu hiệu phát triển kém và sinh trưởng yếu.
    Chuyên gia tư vấn giúp tôi biện pháp cứu, phục hồi cây với ạ!
    Tôi chân thành cảm ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ