Tại sao những cây hồ dương có thể sinh trưởng trong sa mạc hoang vu?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Ở vùng Tân Cương có một con sông nội địa lớn nhất nước tên là sông Tháp Lí Mục, hai bên dòng sông phần lớn là hoang vu, thực vật hiếm hoi, cây cực ít, cây hồ dương là cây gỗ lớn duy nhất sống được ở đó.

Hồ dương là một loài dương liễu, còn gọi là dị diệp dương, trên cùng một thân cây có thể ra hai loại lá có hình dạng khác nhau. Một loại lá rộng bản như lá cây dương; một loại lá hẹp như lá cây liễu. Điều thú vị là ngoài hai loại kể trên còn có một loại lá ở ranh giới giữa hai loại trên tức là vừa giống lá cây dương vừa giống lá cây liễu. Hình dáng kì lạ của lá cây hồ dương rất hiếm gặp.

Người ta còn nói, sự kì lạ của cây hồ dương còn không phải là lá, mà là sức sống cực kì ngoan cường của nó. Nó không sợ sa mạc, sức chống hạn mạnh, một số rễ cây già có thể vươn xa mấy chục mét, trên mỗi chiếc rễ đều có thể nảy mầm lớn thành cây con mới, cành lá đan chen khó gỡ, có thể “trợ giúp” chống đất cát cứng. Chính vì vậy cây hồ dương là một loại cây tốt ngăn cản sa mạc mở rộng. Hạt giống của cây hồ dương cũng có thể nảy mầm sinh sôi, hạt có cánh, nhờ sức gió bay đi bốn bề. Nếu hạt rơi xuống hồ sẽ cùng dòng nước trôi theo tới những nơi xa sinh sống. Khi nó dạt vào ven bờ, được đất bồi đắp, trong 2 – 3 ngày là nảy mầm, ra rễ, cuối cùng một cây con mới ra đời. Trong loại cây dương nó là độc nhất vô nhị.

Có lẽ bạn sẽ cảm thấy kì lạ: vùng đất hoang vu, gió cát mạnh, nước ít, hồ dương làm thế nào để chống khô hạn và lớn thành cây? Các nhà khoa học nghiên cứu, cây hồ dương không chỉ có đặc tính kể trên mà còn có một bản lĩnh đó là khi có nước sẽ cố gắng tận dụng tích trữ nước để chuẩn bị dùng khi khô hạn. Nếu trên thân cây hồ dương khoét ngang một lỗ thủng, thường từ lỗ đó sẽ bắn ra một tia nước như mở vòi nước, tia nước có thể bắn ngang xa hơn 1 m. Có người đã tính, cho dù lượng nước mưa hàng năm giảm đến 100 – 200 mm nó vẫn có thể sống được.

Cây hồ dương còn có một “tuyệt kĩ”, là không sợ nguy hại của đất phèn. Bạn nhìn kĩ thân cây hồ dương già. Tại một vài nơi nhấp nhô, có thể thấy chất kiềm trắng, đây chính là kiềm hồ dương. Hóa ra hồ dương sinh trưởng ở những vùng có đất phèn nên không tránh nổi việc hấp thụ lượng phèn quá nhiều, nhưng nó có thể qua thân và lá cây bài tiết lượng phèn thừa ra ngoài, tránh bị hại. Có khi lượng phèn bài tiết ra ngoài nhiều còn nhỏ giọt xuống, đó chính là “nước mắt hồ dương” mà người ta thường nói tới. Cây hồ dương sinh sống ở vùng hoang vu còn gặp một sự đe dọa nữa là sự chênh lệch nhiệt độ lớn ở vùng sa mạc, ban ngày khi Mặt Trời chiếu thẳng, nhiệt độ lên tới hơn 41 oC, còn đêm xuống thì nhiệt độ lại hạ thấp xuống dưới –39 oC. Tuy nhiên, nó đã chống được nhiệt độ cao lại chống được nhiệt độ thấp, như vậy sinh trưởng an toàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ