Tại sao những cây sống ở bãi biển và đầm lầy đều có rễ phụ?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Chúng ta biết rằng cuộc sống và sự sinh trưởng của thực vật không tách rời khỏi nước. Nếu không có nước thực vật sẽ bị khô héo, thậm chí bị chết. Thế nhưng nếu lượng nước trong đất quá nhiều hoặc bị nước phủ ngập thì không khí trong các khe đất sẽ bị nước bịt kín, khiến cho đất trở thành một môi trường thiếu không khí, điều này sẽ gây nguy hại đến quá trình sống của thực vật. Có người nói nếu lượng oxi trong đất giảm xuống 10% thì chức năng của bộ rễ thực vật sẽ bị phá hỏng, khi giảm xuống 2% thì bộ rễ sẽ bị chết. Bãi biển và đầm lầy chính là những môi trường sinh thái luôn luôn ngập nước.

Tuy nhiên thực vật trong quá trình tiến hóa cũng đã tạo ra những loại cây trồng thích nghi với môi trường thiếu oxi, chúng được gọi là thực vật đầm lầy. Thực vật này có chung một đặc điểm là có bộ rễ đặc biệt mọc ngược lên trên mặt đất, lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất gọi là rễ phụ. Trên bề mặt rễ phụ có các lỗ thô to, bên trong rễ có các khe giữa các tế bào, có thể dự trữ không khí. Đây là một tổ chức thông khí đặc biệt của thực vật đầm lầy, nó có thể giúp cây sinh trưởng được trong vùng đầm lầy hay bãi biển thiếu oxi. Đương nhiên hình dáng của rễ phụ của thực vật đầm lầy tùy mỗi loại lại khác nhau, chúng có hình tròn, hình chiếc gậy, hình ngón tay…

Thực vật có rễ phụ rất nhiều, ví dụ như cây trám sống ở ven bờ biển, các loại cây ở Trung Quốc như cây tùng nước, là một trong những loại cây còn sống sót sau những biến động, nó là loại thực vật đầm lầy nước ngọt ven biển Đông Nam Trung Quốc, ở gốc cành cây đều có những chiếc rễ phụ có dạng quỳ gối mọc ra cao thấp khác nhau trông rất kì lạ. Tại những đầm lầy nước ngọt ở vùng nhiệt đới cũng thường thấy nhiều loại thực vật có rễ phụ, như cây thanh đàm tím dùng làm thuốc ở Châu Mỹ, cây hoàng ngủa và cây keo đỏ ở Kalimantan, cây cột mũ lông ở Nigêria, cây sâm đằng hoàng ở Guyana v.v.

Rễ phụ của thực vật ngoài tác dụng hô hấp ra còn có chức năng bảo vệ đê điều, ngăn sông, thoát bùn đọng v.v.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ