“Lá xanh của thực vật được con người gọi là “nhà máy màu xanh”. Chúng ta đều biết thực vật muốn tạo ra chất hữu cơ phải tiến hành quang hợp. Mà muốn tiến hành quang hợp nhất định phải có chất diệp lục. Tuy nhiên, tại sao có một số cây như củ cải đường, rau dền, cây hải đường có lá màu đỏ, nhưng chúng cũng có thể tiến hành quang hợp được?
Bởi vì lá của những cây này tuy có màu đỏ nhưng trong lá vẫn có chất diệp lục. Còn các lá đó có màu đỏ chủ yếu là do chúng có chất quỳ màu đỏ, trong lá có chứa rất nhiều chất quỳ, màu sắc cũng rất đậm, làm che mất màu xanh của chất diệp lục.
Để chứng minh việc này không có khó khăn gì, chỉ cần ngắt những chiếc lá đỏ cho vào nước nóng đun lên một lúc thì lộ rõ chân tướng thôi. Chất quỳ có trong lá rất dễ hòa tan trong nước, mà chất diệp lục lại không tan được. Trong nước nóng chất quỳ hòa tan hết, chất diệp lục vẫn còn giữ trong lá, sau khi nấu lá từ màu đỏ sẽ chuyển sang màu xanh, điều này chứng minh trong lá cây màu đỏ thực sự có tồn tại chất diệp lục.
Ngoài ra còn có nhiều thực vật sinh sống dưới đáy biển như hải đới, tảo tía v.v. cũng thường có màu nâu hoặc màu đỏ. Trên thực tế trong chúng cũng có chất diệp lục. Chỉ có điều màu xanh đã bị sắc tố khác che phủ mất mà thôi.”