Ở nông thôn các vùng Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông Trung Quốc, họ đào ao, trong ao nuôi cá, trên ao trồng dâu, dưới cây dâu trồng cỏ, lấy dâu nuôi tằm, dùng phân tằm, cỏ nuôi cá, bùn đất để trồng dâu, hình thành hệ thống nông nghiệp sinh thái nhân tạo hợp lí, hiệu quả cao, ổn định. Hệ thống nông nghiệp sinh thái nhân tạo này được gọi là “vườn ao chuồng – VAC”. “Vườn ao chuồng” cấu thành một chuỗi mắt xích thức ăn sinh vật kì diệu: cây dâu là người sản xuất, tằm là người tiêu dùng cấp một, cá là người tiêu dùng cấp hai, các vi sinh vật trong bờ đê nuôi cá là người phân giải. Trong chuỗi thức ăn này, các chất quay vòng, tuần hoàn không ngừng, những chất bỏ đi cũng được tận dụng toàn diện. Hiện nay, kiểu mẫu sinh thái “vườn ao chuồng” này đã được tổ chức Liên hợp quốc coi là “hệ thống sinh thái nhân tạo tốt nhất”.
Cách đây không lâu ở huyện Ôn Lãnh tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã khai thác gần nghìn mẫu “vườn ao chuồng”. Trên vùng đất bồi ở biển đã được quây lại, cứ cách khoảng 10 m đan xen đào ao, đất đào lên được đắp lên thành móng ao. Trong ao nuôi cá, trên bờ ao trồng cam, quýt, bưởi… dưới các cây ăn quả này trồng cỏ nuôi gia súc và cây làm phân xanh. Các nhà sinh thái học cho rằng mô hình “vườn ao chuồng” này có rất nhiều ưu điểm: tầng đất trên bờ ao dày, chất đất màu mỡ hàm lượng muối thấp, có lợi cho sự sinh trưởng của cây ăn quả, trong ao nuôi cá có thể tích phân, thuận tiện tưới tiêu, chống hạn, chân ao trống trải thông gió, thoáng khí, có thể lợi dụng “hiệu ứng bờ” để trồng dày đặc, tăng sản lượng diện tích đơn vị; trong vườn quả trồng xen cỏ nuôi gia súc. Làm phân xanh, có thể giải quyết nguồn thức ăn gia súc và phân bón, đồng thời còn có tác dụng ngăn nước thất thoát và gia cố bờ ao.
Ở nước ngoài, như nông trang Maia của Philippin cũng là mô hình ứng dụng thành công về lí luận sinh thái học, đã được sự khen ngợi của Liên hợp quốc và các nước. Nông trường này là một nông trường sinh thái hiện đại hóa. Lúa, rau, cây ăn quả trồng ở nông trường này là những người sản xuất lấy ánh nắng Mặt Trời chuyển hóa thành chất hữu cơ; lợn, trâu, bò, gà, vịt được nuôi là những “người tiêu thụ”, lấy thân lúa, lá cây, rau làm thức ăn; còn các loại phân thịt của gia súc, gia cầm và chất liệu của việc gia công được cho vào trong ao khí mêtan chuyển hóa thành khí mêtan, làm nguồn năng lượng của máy phát sáng và máy nổ; chất thải trong bồn khí mêtan dùng để nuôi tảo nước, lại có thể nuôi gia súc gia cầm. Ví dụ hợp lí của nguyên lí cấu thành sinh thái học này đã tổ chức nên một mô thức kết cấu sản xuất hợp lí.
Nông nghiệp sinh thái đã cải thiện môi trường sản xuất, lại khai thác thêm nguồn năng lượng khiến cho sự phá hoại làm ô nhiễm môi trường, lãng phí nhiên liệu, tài nguyên đất đai giảm xuống mức thấp nhất, từ đó đạt được sự thống nhất cao của ba hiệu ích kinh tế, sinh thái và xã hội. Cho nên nó là một mô hình nông nghiệp hiện đại mãi mãi chiếm vị trí chủ yếu trong nông nghiệp tương lai.