Tại sao sức chống chịu bệnh của cây cối mọc hoang rất mạnh?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Chúng ta thường gặp cây cối mọc hoang ở ngoài cánh đồng và nơi đất hoang, hay mọc thấp, lá cành khẳng khiu, có quả bé và chua. Xét bề ngoài thì trông chúng kém hơn nhiều so với cây trồng. Thế nhưng các nhà khoa học lại rất có cảm tình với chúng! Cây cối mọc hoang có một đặc điểm rất đáng quý được các nhà khoa học gọi là “tính đề kháng mạnh”. Chất đề kháng chính là khả năng chống chịu với điều kiện sống bất lợi cho cây. Trong giới tự nhiên, tất cả các cây đều gặp phải những “kẻ địch” có hại cho sinh mạng của mình, cây luôn phải tìm mọi cách để tự bảo vệ. Giữa các loại cây khác nhau, đặc biệt giữa cây trồng và cây mọc hoang thì khả năng đề kháng của chúng khác nhau.

Có người làm một thí nghiệm như sau, trong cùng một điều kiện, sức chống chịu bệnh đậu đen giữa cây đào được nuôi trồng và cây đào hoang không giống nhau rõ rệt. Khi trên phiến lá cây đào được nuôi trồng đã đầy những nốt đậu đen thì trên gai và lông của cây đào hoang dại hầu như không có một nốt nào cả. Nguyên nhân nào vậy? Đó là vì cây đào hoang từ khi còn là hạt giống cho đến khi trưởng thành, cây không hề được bàn tay con người chăm sóc, nhưng lại có vô số kẻ địch tự nhiên vô tình như gió, tuyết, băng, khô hạn, lụt lội, sâu bệnh tấn công. Để sinh tồn được thì ngay từ tổ tiên của chúng cho đến các đời sau luôn luôn đấu tranh quyết liệt và dần dần tu luyện được một tính chất “ngoan cường” là khả năng đề kháng cao. Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt, cấu tạo, hình dáng bên ngoài và chức năng sinh lí bên trong của cây đều xuất hiện rất nhiều những thay đổi sao cho phù hợp với môi trường. Ví dụ đối với nhiều loài cây mọc hoang, trên các phiến lá và thân cây có đầy lông tơ, có loại có đầy gai, có loại còn chứa cả độc tố… Tất cả những điều đó đều giúp cây có thể chống lại kẻ địch tốt hơn. Điều này chứng tỏ sức sống và sức tranh đấu của cây hoang dại rất kiên cường. Ngược lại cây được nuôi trồng lại không hề như vậy, từ nhỏ cho đến khi trưởng thành đều được con người chăm sóc cẩn thận, thiếu sự rèn luyện tính đề kháng, một khi tai họa ập tới sẽ không có sức chống đỡ, thậm chí có cây còn bị chết.

Những người nuôi trồng cây rất chú trọng ưu điểm đề kháng mạnh mẽ của cây hoang dại. Họ thường thông qua biện pháp tạp giao giữa cây nuôi trồng và cây hoang dại để cải tạo những cây có phẩm chất tốt, nhưng sức đề kháng tương đối kém thành những loài mới có phẩm chất và sức đề kháng tốt hơn. Bất kì một cây hoang dại nào sống ở vùng khô cằn hoang dã đều phải chịu nhiều gió sương và trưởng thành trong điều kiện đầy khó khăn, do đó chúng ta nên đặc biệt coi trọng kho dự trữ quí báu phong phú này của thiên nhiên.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ