Nếu bạn chú ý quan sát một chút bạn sẽ thấy ngoài sự khác biệt về hình dáng, đáy của các loại chậu đựng nước và đáy nồi thường là mặt phẳng hoặc có dạng hình cầu, còn trên đáy của ấm đun nước lại là các vòng sóng? Tại sao?
Nồi đáy phẳng, nồi đáy hình cầu cũng như đáy có vòng sóng của các ấm đun nước mỗi thứ đều có ưu điểm riêng của nó, hình dáng của chúng đều có liên quan tới công dụng của chúng. Nồi đáy bằng và đáy hình cầu (võng) thường dùng để xào nấu thức ăn, hình dáng đáy của hai loại nồi này nhằm tạo ra những cự li đều nhau từ mọi điểm trên đáy nồi trên ngọn lửa, có tác dụng tăng nhiệt đồng đều, để tránh trường hợp khi xào nấu thức ăn chỗ chín, chỗ sống.
Ấm đun nước thì lại khác, bởi vì trong ấm còn có chứa nước, hơn nữa nước còn có thể truyền nhiệt nhanh, nếu nước ở chỗ này sôi thì ít phút sau nước ở các khu vực khác trong ấm cũng sôi theo. Khi đun nước ai cũng có tâm lý muốn nước nhanh sôi mà vẫn tiết kiệm nhiệt lượng. Vì thế cấu tạo ấm đun nước cần phải có một cái đáy có thể tích tụ nhiệt lượng lớn giúp nước sôi nhanh. Chúng ta đều biết diện tích thực sự của một tờ giấy có những nếp gấp nhăn sẽ to hơn diện tích của một tờ giấy được trải phẳng, trong khi quan sát bằng mắt ta thấy hai tờ giấy này to như nhau. Đáy nồi vòng sóng của ấm đun nước khiến cho bình có thể tiếp nhận càng nhiều nhiệt lượng, làm nước nhanh sôi.
Đáy bình có vòng sóng ngoài ưu điểm tăng diện tích chịu lửa nó còn có có thể là phân tán nhiệt đều khắp đáy ấm, không cho lửa tập trung vào một điểm hay một mảng trên đáy ấm, nâng cao khả năng chịu lửa và kéo dài tuổi thọ cho ấm.