Người bị tiểu đường có nên ăn dứa không?

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến khích những người mắc bệnh tiểu đường ăn nhiều loại thực phẩm tươi, bao gồm trái cây.

Tuy nhiên, một số loại trái cây chứa carbs và nhiều đường tự nhiên nên người bệnh tiểu đường cần tính toán kỹ càng trước khi ăn.

Một lát dứa mỏng chứa 5,5 gram đường tự nhiên, một lát dày khoảng 85 gram chứa 8,3 gram đường và một cốc dứa vào khoảng 16,3 gram. Một cốc dứa đóng hộp nặng 170 gram khi ép lấy nước sẽ chứa gần 28 gram đường tự nhiên. Dứa trong siro đậm đặc sẽ có giá trị carb cao hơn. Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra nhãn trên lon để biết giá trị carb cho một sản phẩm cụ thể.

Đối với các loại nước ép, đường từ nước trái cây sẽ đi vào máu nhanh hơn so với đường từ trái cây nguyên quả. Uống một ly lớn nước ép dứa có thể sẽ làm tăng lượng đường ngay cả khi được sản phẩm đã được dán nhãn “không đường” hoặc “nước trái cây nguyên chất”.

Chỉ số đường huyết (GI) có thể giúp người bệnh tiểu đường cân nhắc sử dụng dứa hay không. Chỉ số GI cho biết tốc độ làm tăng đường huyết sau ăn của một loại thực phẩm chứa chất bột đường. Trái cây có thể rất ngọt nhưng cũng chứa chất xơ khiến chúng tiêu hóa chậm hơn và ít gây tăng đường hơn. Vì vậy, không phải lúc nào chỉ số đường huyết của các loại trái cây cũng ở mức cao.

Theo tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng (Mỹ), chỉ số đường huyết của dứa là 51-73 tùy thuộc vào xuất xứ. Dứa nguyên quả sẽ có điểm GI thấp hơn nước dứa và dứa chín sẽ có điểm GI cao hơn trái cây chưa chín. Chỉ số đường huyết (GI) cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần thực phẩm khác có trong cùng một bữa ăn. Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến điểm GI là quá trình chế biến và làm chín. Những điều này làm tăng lượng đường mà trái cây có thể tiết ra và cơ thể hấp thụ nó nhanh như thế nào. Nước ép dứa có thể chứa nhiều đường và bạn cần lưu ý.

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn dứa điều độ và xem nó như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Bạn nên chọn dứa tươi hoặc dứa đóng hộp không thêm đường và tránh siro có đường hoặc rửa sạch siro trước khi ăn.

Dứa có lợi cho sức khỏe người tiểu đường, giúp thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt. Loại trái cây này còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một miếng dứa mỏng chứa 26,8 mg vitamin C. Phụ nữ trưởng thành cần 75 vitamin C mỗi ngày và nam giới trưởng thành cần 90 mg. Vitamin C cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bên cạnh các chức năng khác. Dứa cũng chứa canxi, magiê, phốt pho, kali, vitamin A, folate và các chất chống oxy hóa khác nhau có thể giúp người bệnh tiểu đường tăng cường sức khỏe.

Nếu bạn đưa dứa vào chế độ ăn uống lần đầu tiên kể từ khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường thì nên xem có bất kỳ thay đổi nào đối với lượng đường trong máu hay không. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ dinh dưỡng nhằm kết hợp dứa và các loại trái cây khác vào bữa ăn hàng ngày mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ