Nồi cơm điện là một trong những đồ gia dụng thiết yếu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình. Nó có khả năng nấu chín và giữ nóng thức ăn. Nấu cơm bằng nồi cơm điện vừa tiết kiệm thời gian, vừa an toàn vệ sinh.
Nồi cơm điện gồm các bộ phận như vỏ nồi, nắp nồi, ruột nồi, công tắc, nút điều chỉnh nhiệt độ, dòng điện, thiết bị giới hạn nhiệt độ từ tính.
Sau khi cho gạo vào nồi, thêm nước, cắm phích vào nguồn điện, ấn công tắc, máy giới hạn nhiệt độ từ tính và các thiết bị tăng nhiệt trong nồi bắt đầu hoạt động. Khi nhiệt độ đạt tới khoảng 1030C, cơm trong nồi sẽ chín. Khi đó chiếc nam châm yếu trong bộ phận giới hạn nhiệt độ từ tính sẽ không còn từ, nó tự động ngắt điện, các thiết bị làm tăng nhiệt ngừng hoạt động.
Trong nồi còn lắp đặt một bộ phận tự động giữ nhiệt – bộ phận cảm ứng nhiệt. Nó có thể duy trì cơm nóng ở một nhiệt độ nhất định. Khi nhiệt độ trong nồi giảm xuống còn khoảng 70 0C trở xuống thì hai miếng kim loại sẽ khôi phục nguyên trạng, điểm tiếp xúc giữa chúng khép kín, thiết bị điện giữ nhiệt nối thông với nguồn điện, đảm bảo cơm không bị nguội. Thường thì cơm trong nồi được giữ ấm ở khoảng 70 0C.
Một số người do không hiểu nguyên lí hoạt động của nồi cơm điện nên họ tùy tiện dùng nồi cơm điện để đun nước hoặc nấu cháo. Như thế sẽ rất hại cho nồi cơm điện bởi vì điểm sôi của nước là 1000C, trong khi đó cơm chín ở nhiệt độ 103 0C. Khi nhiệt độ đạt đến 100 0C, nam châm yếu trong bộ phận giới hạn nhiệt độ từ tính sẽ luôn giữ nguyên trạng, không tự động ngừng tiếp xúc. Nước trong nồi cơm điện sẽ liên tục sôi và trào lên, ngấm vào ruột nồi làm cho các linh kiện của nồi cơm điện bị ướt. Các linh kiện điện bi ướt sẽ bị gỉ sét, ăn mòn, hoặc dòng điện bị chập mạch.
Vì vậy, không nên dùng nồi cơm điện để nấu cháo hay nấu nước.