Chúng ta thường thấy trên các bóng đèn có ghi các chỉ số như “220V – 25W”, “220V – 40W” hoặc “220V – 60W”, “220V” chỉ điện áp mà bóng đèn cần khi hoạt động bình thường, tức là điện áp có số quy định là 220 vôn (V). Còn các chỉ số: 25W, 40W, 60W thì biểu thị công suất điện tiêu hao khi bóng đèn hoạt động bình thường, tức là công suất đã định lần lượt là 25W, 40W, 60W. Đối với nước ta, các gia đình thường sử dụng dòng điện 220V. Vậy tại sao các bóng đèn có kích cỡ như nhau mà công suất tiêu hao của chúng lại khác nhau?
Điều này có liên quan đến cấu tạo bên trong của bóng đèn. Dây tóc (thường được chế thành từ sợi vôn- phơ- ram) của mỗi loại bóng đèn có trị số trở lực khác nhau. Bóng đèn có trị số trở lực lớn sẽ sinh nhiệt nhiều và tiêu hao nhiều điện năng, còn bóng đèn có trị số trở lực nhỏ sẽ sinh nhiệt ít và tiêu hao ít điện năng. Các vật thể trong trạng thái phi chân không đều chịu tác động của áp lực không khí, bóng đèn cũng vậy. Để làm cho áp suất bên trong và bên ngoài của bóng đèn như nhau và không gây nổ thì phải đưa vào bên trong bóng đèn một lượng khí nhất định.
Do thời gian sử dụng tương đối dài, sợi vôn- phơ- ram (dây tóc bóng đèn) dễ bị cháy. Sau khi sợi vôn- phơ- ram đã cháy, một số người vẫn lay bóng đèn, làm cho sợi vôn- phơ- ram ở trạng thái tiếp xúc giữa hai cực của bóng đèn. Do sợi vôn- phơ- ram ở dạng lò xo, nên có thể ngoắc vào nhau. Nhưng lúc này độ dài của sợi vôn- phơ- ram ngắn hơn khi ở trạng thái bình thường, trị số điện trở của bóng đèn cũng nhỏ đi.
Trong điều kiện điện áp không thay đồi, điện trở nhỏ đi, công suất của bóng đèn lớn, nhiệt lượng trong bóng đèn tăng. Theo nguyên lí nóng nở ra, lạnh co lại, thể tích không khí trong bóng đèn nở ra không còn phù hợp với thể tích của bóng đèn khi chưa bị cháy, làm cho áp suất trong bóng đèn tăng. Khi áp suất tăng quá cao, đến mức bóng đèn thủy tinh không chịu đựng nổi nữa, bóng đèn sẽ bị nổ, rất nguy hiểm. Do vậy khi bóng đèn điện đã bị cháy (dây tóc bóng đèn bị đứt), chúng ta không nên tiếp tục dùng nó nữa.