02. Sự Va Đập Của Thế Giới

Các tiểu hành tinh rơi rụng, các hành tinh đụng độ với nhau: Những thiên thể trong vũ trụ có một cuộc sống thật lộn xộn.

Trong những vòng tròn chậm chạp và tĩnh lặng, hàng trăm nghìn các mảnh thiên thạch lớn quay từng hàng sát xung quanh mặt trời. Một mặt, sao Mộc – do kích thước quá lớn – che khuất gần hết các “cư dân” tiểu hành tinh ở vùng vành đai chính, mặt khác sao Hỏa đỏ một cách yếu ớt, nằm ở phía sau canh giữ những hành tinh đất khác.

Đột nhiên, một tiểu hành tinh lướt sượt qua một thiên thạch khác. Bị lệch khỏi quỹ đạo bay, nó đụng vào một tiểu hành tinh bên cạnh khiến hành tinh này bị nổ tung. Vụ va chạm khổng lồ gây ra đợt sóng năng lượng làm đảo lộn các thiên thạch gần đó và thay đổi sự lưu thông của các tiểu hành tinh trên phạm vi lớn.

Nhiều năm nay, các nhà khoa học đã biết được rằng nhiều vụ va chạm tiểu hành tinh từ xa xưa đã tạo ra hệ mặt trời ngày nay. Nhưng việc nhìn nhận đầu tiên về thảm họa chỉ mới được đưa ra cách đây không lâu, do một nhóm các nhà nghiên cứu Southwest ở Bolder (bang Colorado).

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được thời gian chính xác của thảm họa mà chỉ biết nó cách đây 5,8 triệu năm. Dù thế, họ cũng có thể tái tạo lại những sự kiện một cách chính xác từ những mảnh vỡ của sự va đập lớn. Va đập vào một thiên thể nhỏ nhưng với tốc độ quá lớn, tiểu hành tinh có đường kính khoảng 25 km bị vỡ thành 39 mảnh có cấu trúc giống nhau vẫn đang di chuyển trên cùng một quỹ đạo.

Những vụ va chạm đều là những tai biến ra ở phạm vi của nhiều hành tinh. Chúng thường xảy ra vào đầu thời kỳ hệ mặt trời, được sinh ra khi không gian liên hành tinh còn chứa đầy những mảnh thiên thạch và sao chổi. Những thứ này dần biến mất hoặc bị văng khỏi hệ mặt trời dưới tác động của lực hấp dẫn từ những hành tinh khổng lồ.

Sao Kim dường như đã có rất nhiều cuộc va chạm mạnh từ khi xuất hiện và “vì thế nó quay rất chậm”. Có thể lúc đầu hai vật thể đã sát nhập làm một rồi nó đã bị một sao băng cực lớn, cỡ sao Hỏa va đập vào. Việc va chạm đã khiến nó ngược với các hành tinh khác: “Mặt trời mọc ở phía tây của sao Kim chứ không như phía đông của các hành tinh”. Vụ va đập này cũng là nguồn gốc của các hoạt động núi lửa ở những hành tinh gần trái đất khiến chúng không có thể sự sống? Đến nay, những giả thuyết về sự kỳ lạ của sao Kim vẫn đang mâu thuẫn nhau.

Xa hơn nữa, việc khám phá những hành tinh ngoài hệ mặt trời đã chứng tỏ sự hiện diện của các tiến trình còn khủng khiếp hơn. Hệ thống các ngôi sao có hiện tượng những hành tinh khổng lồ di chuyển về hướng ngôi sao trung tâm. Trên đường đi, những ngôi sao nhỏ cỡ trái đất nếu va phải chúng thì bị vỡ tan, còn tệ hơn nữa, chúng sẽ bị văng ra khỏi hệ mặt trời và còn trôi trong khoảng tối vô tận của “sa mạc” không gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ