18. Đôi Mắt – Vũ Khí Săn Tình Của Ruồi Đực

Những con ruồi đực có một đôi mắt đặc biệt mà con ruồi cái nào lọt vào khó mà thoát được. Tế bào trong võng mạc của mắt ruồi đực chuyên biệt hóa để nhận biết những vật thể nhỏ chuyển động, điều này giúp chúng truy đuổi những con cái chạy trốn.

“Điểm tình” trong mắt ruồi đực có thể nhận biết được những con ruồi bay với tốc độ cao ở khoảng cách 76 cm, trong khi mắt con cái chỉ nhìn thấy được trong khoảng 33 cm. “Khi bạn nhìn thấy 2 con ruồi lượn quanh một cái chao đèn, khả năng sẽ là con ruồi đực đang đuổi, còn con cái đang tìm cách trốn thoát”, Simon Laughlin tại Đại học Cambridge, nước Anh, cho biết.

Tế bào cảm thụ trong “điểm tình” của mắt ruồi đực phản ứng mạnh mẽ với những vật thể nhỏ và nhận diện mục tiêu chính xác hơn. Chúng cũng dừng phản xạ một cách nhanh chóng, giúp giảm được sự hoa mắt, bởi nó có thể xóa các hình ảnh còn lưu lại trong võng mạc (điều này thường xảy ra khi người ta xem pháo hoa). Mắt ruồi có thuỷ tinh thể lớn hơn vì vậy mà cho ra hình ảnh sắc nét hơn.

Tất cả những khả năng này đều tiêu tốn rất nhiều năng lượng, điều đó lý giải vì sao “điểm tình” chỉ nằm trên 1/5 con mắt. Các nhà khoa học cho biết, mắt động vật thường thích nghi với cuộc sống của chúng. Chẳng hạn mắt ếch phản ứng mạnh mẽ với những vật thể bay. Nhưng nó xảy ra trong quá trình xử lý hình ảnh, chứ không nằm trong tế bào cảm thụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ