15. Tôm Giao Tiếp Bằng Ánh Huỳnh Quang

Tôm sử dụng những màn trình diễn ánh sáng huỳnh quang đầy ấn tượng để xua đuổi kẻ thù và thu hút bạn tình. Đây là lần đầu tiên hoạt động giao tiếp bằng huỳnh quang được tìm thấy trong thế giới động vật.

Các nhà nghiên cứu đã tìm một loài bọ ngựa phổ biến vùng Đại Tây Dương sử dụng sắc vàng xanh nhợt nổi bật ở dưới nước để cảnh báo nguy hiểm. “Chúng tôi biết rằng san hô có huỳnh quang nhưng không thể gây ấn tượng bằng màu sắc sáng lóa của tôm”, Justin Marshall tại Đại học Queensland cho biết.

Theo nhóm nghiên cứu, khi tôm bọ ngựa Lysiosquillina glabriusla cần phải bảo vệ lãnh thổ hoặc xua đuổi kẻ thù, nó cảnh báo bằng cách tăng cường ánh vàng huỳnh quang trên cơ thể. Màn trình diễn tương tự cũng diễn ra khi tôm đực gặp tôm cái.

“Ngoài việc cảnh báo kẻ thù, ánh sáng này còn được sử dụng để thu hút bạn tình”, Marshall nói. Dài tới 22 cm, tôm bọ ngựa tương đối to so với một con tôm bình thường. Nó là loài ăn thịt hung dữ ở dưới đáy đại dương, trồi lên bất thình lình từ trong hang và sử dụng đôi càng trước to khỏe để bắt cá. Trong suốt màn trình diễn màu sắc – phần cơ thể của chúng phản ánh vàng thông thường, đồng thời tỏa ra ánh sáng huỳnh quang màu vàng và xanh nhợt.

Những màu sắc bình thường rất khó phân biệt được khi ở dưới nước do các đặc tính của nước. Nhưng ánh sáng huỳnh quang nổi bật trong điều kiện dưới nước hơn là ngoài không khí. Tôm bọ ngựa cũng có loài có hệ thống tiếp nhận màu sắc khá phức tạp, do chúng có bộ cảm thụ màu sắc nhiều gấp 4 lần so với con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ