Phần Iv. Thế Giới Cổ Đại Kỳ Bí 01. Tìm Kiếm Dấu Vết Cổ Đại Từ Vũ Trụ

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hiện nay, việc sử dụng các vệ tinh chụp Trái Đất đã cho phép các nhà khảo cổ học rút ngắn rất nhiều thời gian tìm kiếm các tàn tích và đạt được hiệu quả cao.

Năm 1993, sau ba năm tìm kiếm không mệt mỏi giữa những đồi cát nóng bỏng của sa mạc Gobi (Mông Cổ), nhà khảo cổ học Michel Novachec cùng nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Thư viện Tự nhiên học (Mỹ) đã chạm tay vào một trong những tàn tích hóa thạch cổ đại thuộc loại lớn nhất trên thế giới.

Đó là địa danh nổi tiếng có tên Ukha Tolgod, nơi lưu giữ vô số các bộ xương hóa thạch của những động vật thời tiền sử, tàn tích của một số loài khủng long, một số loài động vật cổ thuộc loại chim cực hiếm có tên Mononykus, cùng với những bộ xương hóa thạch của các loài động vật có vú thuộc Kỷ Mesosoid.

Từ đó đến nay, hàng năm nhà khảo cổ học đến vùng sa mạc này để tìm kiếm những tàn tích mới. Việc khai quật trên vùng đất sa mạc này là vô cùng khó khăn, gian khổ do hệ thống đường sá hầu như không có. Các nhà khoa học phải làm việc dưới cái nóng gay gắt, nắng và gió kinh khủng của khí hậu sa mạc. Phần lớn các tàn tích cổ đại được tìm thấy ở phía Nam Mông Cổ là về động vật. Hiện nay, việc sử dụng các vệ tinh chụp Trái Đất đã cho phép các nhà khảo cổ học rút ngắn rất nhiều thời gian tìm kiếm các tàn tích và đạt được hiệu quả cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ