30. Cách Thức Sinh Sản Kỳ Lạ Của Thằn Lằn Sườn Đốm

Trong thế giới động vật, hiếm có loài vật nào mà con cái lại “chuyên quyền” như ở thằn lằn sườn đốm: Chúng lựa chọn bạn đời, quyết định địa điểm sống và thậm chí còn định địa điểm sống và thậm chí định đoạt giới tính cho con. Hầu như tất cả mọi công đoạn trong chu kỳ kết đôi và sinh sản của loài thằn lằn nhỏ này đều do con cái điều khiển.

Thằn lằn sườn đốm là loài thằn lằn phổ biến nhất ở vùng Tây Mỹ. Chúng sống trên các bãi đá phân bố từ vùng Rocky Moutains ở Canada tới bán đảo Baja ở Mexico. Loài động vật này khá nhỏ, con cái dài khoảng 6 cm, con đực còn bé hơn và chỉ bằng nửa như thế. Tuy vậy, chúng vẫn khiến các nhà khoa học phải kinh ngạc về cách thức lựa chọn bạn đời và sinh sản phức tạp của mình.

Thông thường, con cái chọn lấy một “chàng” làm “bạn trăm năm” và đó là những con đực to cao, sống trên một tảng đá lớn, tại những địa điểm tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp phải lựa chọn giữa hai khả năng: Con đực lớn – bãi đá nhỏ, hay con đực nhỏ – bãi đá lớn, các “cô” sẽ không ngần ngại chọn phương án hai, là nơi nó được đảm bảo một cuộc sống “tiện nghi” hơn, tuy rằng nó thiệt thòi chút ít về ngoại hình của bạn đời. Nhưng đó vẫn chưa phải là sự lựa chọn cuối cùng. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy thằn lằn cái không chịu bằng lòng với anh chàng bé nhỏ này, mà còn “đi hoang” đến 5- 6 lần nữa trong kỳ sinh sản.

Tuy nhiên, nó chưa vội cho trứng thụ tinh ngay, mà giữ tinh trùng của tất cả các con đực trong một cái hốc đặc biệt trên cơ thể, gọi là spermatheca. Tiếp đó, thằn lằn cái sử dụng tinh trùng của những “chàng” cao lớn để tạo ra con đực, và tinh trùng của những chàng nhỏ hơn để tạo ra con cái.

Nhà nghiên cứu Ryan Calsbeek, tại Viện Môi trường, Đại học California ở Los Angeles (Mỹ), cũng nghiên cứu về vấn đề này đưa ra nhận xét: “Có thể ví những con thằn lằn cái này giống như một cô gái đa tình, khôn ngoan. Cô ấy cưới một người đàn ông giàu có, thấp và to bè, nhưng lại quan hệ với một gã 20 tuổi vạm vỡ khác để cho ra đời những đứa con trai khỏe mạnh.

Kết quả là lũ con ấy vừa to vừa khỏe, mà vẫn được sống trong nhà lầu và được học ở những trường tốt nhất”. “Chúng tôi không hiểu bằng cách nào thằn lằn cái có thể làm được điều đó”, Calsbeek nói tiếp. Bà và cộng sự giả thuyết rằng: Cơ thể của thằn lằn cái đã tự động quyết định số phận cho tinh trùng, dựa vào nhiễm sắc thể giới tính của chúng, giống như ở người. Theo cơ chế này, một tinh trùng sẽ mang nhiễm sắc thể X hoặc Y, trong khi với tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, một con đực được tạo ra. Còn nếu trứng kết hợp với tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thì con non sẽ là con cái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ