24. Ánh Sáng Phân Cực Trên Cánh Bướm Hấp Dẫn Bạn Tình

Không chỉ màu sắc lung linh của những con bướm cái thu hút bạn tình, mà chính ánh sáng phân cực phát ra từ cánh của chúng cũng làm say mê bao “chàng trai tìm bạn đời”. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy một loài vật trên cạn có phản ứng với ánh sáng theo cách này. Những thí nghiệm mới nhất trên loài bướm Heliconis cydno, sống phổ biến tại các khu rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ, đã “mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về sự tiến hóa của cánh bướm”, Alison Sweeney tại Đại học Duke ở Durham, North Carolina, Mỹ, nhận xét.

Sóng ánh sáng phát ra từ mặt trời là dao động theo mọi hướng. Khi phản xạ trên một bề mặt vật thể nào đó, nó trở nên phân cực, tức là tất cả các ánh sáng đều xếp thẳng hàng và dao động theo một hướng. Ánh sáng phân cực gần như “vô hình” trước mắt người, nhưng lại dễ nhìn thấy trước mắt một số loài bướm.

Nhóm nghiên cứu của Sweeney đã phát hiện ra rằng: Ánh sáng phản xạ từ cánh loài bướm Heliconius cydno thì phân cực, còn ánh sáng phản xạ từ cánh loài Heliconius melpomene thì không. Hơn thế nữa, khi cho một con cydno đực xem cánh của một con cydno cái có phản xạ ánh sáng phân cực, con đực trở nên rất chú ý, bay tới gần và đập cánh vào cánh con cái.

Nhưng khi ánh sáng phân cực bị lọc đi, thì các con đực tỏ thái độ thờ ơ. Các nhà khoa học cho rằng: Loài bướm này đã tiến hóa để sử dụng ánh sáng phân cực như một cách tạo tín hiệu nổi bật trong khu rừng tràn đầy ánh sáng không phân cực, nơi mà chúng sinh sống.

Thực tế, những sắc tố thông thường trên cánh phải được chiếu sáng đầy đủ mới có thể nhìn rõ. Điều này có thể giải thích vì sao những con melpomene sống ở đồng cỏ tràn ngập ánh sáng không phát triển cấu trúc làm phân cực trên cánh. Tom Cronin tại Đại học Maryland, Matimore (Mỹ), nhận định: Kết quả này cho thấy có nhiều động vật sử dụng ánh sáng phân cực để giao tiếp hơn chúng ta nghĩ. Ngoài bướm, một số sinh vật biển cũng sử dụng ánh sáng phân cực để tìm bạn đời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ