09. Những Giả Thuyết Về Việc Đánh Mất Khả Năng Tái Sinh

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Thoạt tiên, người ta nghĩ sự tái sinh này là một khả năng hiếm thấy trong thế giới động vật, là kết quả của một biến đổi may mắn trong sự tiến hóa. Nhưng không phải vậy. Theo chuyên gia thuộc Đại học Geneve (Thụy Sĩ), đây là tính chất khá phổ biến. Phần lớn các loài có khả năng tái sinh. Tôm hùm thuộc loài giáp xác mọc lại càng, sao biển mọc lại nhánh. Có điểm nghịch lý: Một số loài gần với các loài trên lại không có khả năng tái sinh.

Tại sao sa giông tái sinh được mà ếch lại không? Trong khi những gene về phát triển cơ thể vẫn được bảo toàn qua dòng tiến hóa. Có thể thấy trong sự tiến hóa, tại một hay hai điểm trên chuỗi di truyền, những đột biến xảy ra che lấp đi một số gene di truyền chính về mọc lại, đặc biệt ở con người.

Động vật biết tái sinh, tại sao con người không biết? Làm thế nào để “đánh thức” những khả năng chúng ta có nhưng đã bị vùi đi ấy? ở kỳ nhông và thủy tức, quá trình tái sinh hoạt động vào bất cứ lúc nào trong thời kỳ trưởng thành và tạo ra những tế bào gốc giúp chúng mọc lại những cơ quan đã mất. Trong một số trường hợp các đốt cuối ngón tay của trẻ nhỏ mọc lại, nhưng dường như phôi người thành hình đã đánh mất mọi khả năng về tái sinh. Tại sao phôi lại vứt bỏ khả năng kỳ diệu này? Câu trả lời đơn giản như việc tìm lại những gene bị “lãng quên”. Trường hợp của loài thủy tức mở ra cho chúng ta một hướng tìm mới. Loài vật nảy sinh sản bằng cách “nảy mầm”.

Nhờ tính tái sinh, từ sườn của nó mọc ra những thủy tức nhỏ khác, chúng sẽ tách ra sau vài ngày. Nhưng nếu ta bỏ đói con vật đó, nó sẽ chuyển sang một kế hoạch khẩn cấp về giới tính. Nó sẽ ngừng mọc chồi, sau đó mọc những tinh hoàn và buồng trứng, thường là cùng một lúc và kích hoạt sự phát triển sinh dục, tạo ra một trứng có sức chịu đựng cao hơn chính con vật để có thể sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt.

Từ thí dụ này, ta có thể hình dung các sinh vật cao cấp đã tạm thời bỏ đi khả năng tái sinh trong dòng tiến hóa, để nhường chỗ cho khả năng tình dục kịch phát, hiệu quả hơn trong thời kỳ “khủng hoảng”, nhất là về khí hậu. Con cái đầy đàn, lại được sinh ra từ một bộ gene, là cách tốt nhất để đảm bảo cho sự tồn tại của loài vật.

Theo một giả thuyết khác: Mất tính tái sinh thì phải có khả năng lên sẹo nhanh. Theo quan sát của một nhà khoa học Mỹ, một trong những nguồn gốc của chuột, có tên MRL, lên sẹo chậm hơn những gốc khác. Bù lại, MRL biết tái sinh từ những phần bị tổn hại nghiêm trọng ở tim trong khi những con chuột bình thường không có khả năng này.

Diễn trình trên cũng có nhiều nét giống với diễn trình tái sinh ở sa giông. Một lỗ 2 mm được xuyên qua tai của MRL sẽ được bịt kín, không để lại một vết sẹo nhỏ. Theo logic: sự lên sẹo giúp miệng vết thương mau liền, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn và sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh. Nhưng sự lên sẹo nhanh cản trở việc khởi phát diễn trình mất phân hóa tế bào hay sự chuyển dịch những tế bào gốc cần thiết cho sự tái sinh.

Nhưng không có gì là không thể đổi lại. Sự hiện diện của chuột MRL chứng tỏ có thể khởi phát một thế phẩm (ersatz) tái sinh ở loài có vú. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã kích hoạt quá trình tái sinh sợi cơ của chuột, bằng cách thêm vào những tế bào được trích từ sợi cơ của sa giông. Việc so sánh bộ gene của các loài không có khả năng này sẽ giúp việc nghiên cứu tiến hành nhanh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ