19. Chim Moa Cái Ưa Các Chàng Tí Hon

Những loài chim đã trở thành thiên cổ này đều có chung một đặc điểm kỳ lạ, đó là hiện tượng lưỡng hình giới tính đảo ngược – con cái thường lớn gấp đôi bạn đời của mình. Đó là kết quả phân tích AND mới nhất từ hóa thạch chim Moa của hai nhóm nghiên cứu tại Anh và New Zealand.

Joel Cracraft, một nhà điểu học tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ ở New York, cho biết đây là những công trình nghiên cứu đầu tiên về giới tính của chim Moa dựa trên các hóa thạch. Phân tích AND của hai nhóm cũng cho thấy, rất có thể hiện tượng lưỡng hình giới tính đảo ngược còn tồn tại ở một số loài chim khác đã tuyệt chủng, chứ không chỉ ở chim Moa. New Zealand từng là quê hương của nhóm chim này – những loài chim không biết bay, có thể cao từ chưa đầy nửa mét tới hơn 2 m, và nặng từ 20 đến 250 kg. Họ hàng còn sống của chúng hiện nay là đà điểu, đà điểu sa mạc Australia và kiwi.

Chim Moa sinh sôi trong những cánh rừng tươi tốt ở New Zealand cho đến năm 1. 100 sau Công nguyên, khi con người và các loài chuột xuất hiện. Kể từ đó, chúng và gần một nửa loài chim bản địa ở quốc đảo này dần bị đẩy đến chỗ tuyệt chủng. Trong vòng 160 năm kể từ khi người ta tìm thấy chim Moa đầu tiên, xương của hàng nghìn đồng loại của nó đã được khai quật trong các đầm lầy và hang động.

Căn cứ vào kích cỡ và hình dáng của chúng, các nhà khoa học đã xếp chúng thành 60 loài khác nhau. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán kích cỡ vượt trội của con cái là do nó phải đi kiếm thức ăn xa hơn trong các đầm lầy, hoặc cũng có thể để đủ sức cạnh tranh trong cuộc chiến tìm được một “chàng” cho mình. Chỉ có điều, với thân hình quá khổ như vậy so với “đối tác”, người ta không hiểu chúng sẽ giao phối bằng cách nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ