Hàng triệu năm trước, rất nhiều động vật vùng Bờ Tây, Nam Phi, từng tồn tại trong hình dáng khá khác biệt so với hậu duệ của chúng ngày nay. Trong số đó có những sinh vật như hươu cao cổ với cái cổ rất ngắn và những chiếc sừng dài.
Một cư dân của vùng Jacobs Bay, Rudolf van Vuuren, đã khám phá ra dấu tích của một trong những sinh vật đã đi vào dĩ vãng đó- còn được gọi là sivathere – trong một hố đào để cung cấp vật liệu cho con đường mới mở trong thị trấn.
Van Vuuren đưa chiếc xương hóa thạch tới Công viên hóa thạch Bờ Tây gần Langebaaweg và trao nó cho nhà quản lý Pippa Haarhoff. Haarhoff cho biết đó dường như là một phần của một con sivanthere – loài đã tuyệt chủng vào khoảng 400.000 năm trước. “Còn phải kiểm tra thêm nữa, nhưng từ những gì nhìn thấy, chúng tôi phỏng đoán đó là một con sivanthere”, Haarhoff nói.
Chiếc xương, có thể là xương đùi, đã bị gãy làm đôi trong khi đào đất. “Nửa còn lại có thể vẫn nằm trong hố và ông Van Vuuren quyết định sẽ tìm kiếm nó. Cả vùng Bờ Tây ken cứng các hóa thạch”, Haarhoff nói.
Sivanthere là một động vật lớn, chắc nịch. “Chúng tôi không rõ mục đích của những chiếc sừng dài trên đầu chúng – có thể là một cách phô trương tính dục chăng”.
Cho tới nay, hàng nghìn hóa thạch đã được các nhà khảo cổ tìm thấy ở Langebaanweg, trong đó có những động vật tối cổ như cánh cụt khổng lồ, gấu và mèo răng kiếm. Khoảng 500 con sivanthere cũng được tìm thấy ở đây, nhưng không hóa thạch nào có sọ nguyên vẹn.