10. Giả Thuyết Mới Về Nguồn Gốc Kim Tự Tháp

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Các kim tự tháp Ai Cập cổ đại có thể là hệ quả của một quyết định xây dựng tường bao lăng mộ hoàng đế. Bức tường ra đời vô tình đã che khuất gò đất phủ mộ, khiến người ta phải đắp thêm các ụ mới cho nó nhô lên cao, tạo thành dạng bậc thang – tiền thân của kim tự tháp điển hình ngày nay.

Guenter Dreyer, giám đốc Viện khảo cổ học Đức ở Cairo – một chuyên gia hàng đầu về nghi thức chôn cất hoàng gia Ai Cập, đã thông báo như vậy. Ông cho biết cơ sở của giả thuyết này là sự tương đồng giữa cấu trúc của kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập (kim tự tháp Saqqara ở phía nam Cairo, được xây dựng cho Pharaoh Djoser vào khoảng năm 2650 trước Công nguyên) và ngôi mộ của một hoàng đế ngay trước vị vua này.

Saqqara, còn gọi là Kim tự tháp bậc thang do hình dạng độc nhất vô nhị của nó, đế là một cái gò phẳng cao 8 m, được xây bên trên phòng lưu xác pharaoh.

Sớm hơn một chút là lăng mộ của hoàng đế Khasekhemwy, tại nghĩa địa hoàng gia cổ ở Abydos, miền nam Ai Cập. Các nhà khảo cổ Đức đã tìm thấy ở đây bằng chứng về một gò đất phẳng tương tự, bao ôm lấy phần trung tâm của một ngôi mộ ngầm dưới đất. Các bức tường ở trung tâm ngôi mộ được nén dày gấp đôi và rộng chỉ bằng một nửa, cho thấy chúng từng chịu một sức nặng lớn ở bên trên.

Tổ hợp mộ của Khasekhemwy cũng còn lại một bức tường bao có lỗ rỗng, mà về sau trở thành đặc điểm nhận dạng với hàng chục kim tự tháp, được xây dựng dọc theo bờ Tây thung lũng sông Nile trong hàng trăm năm sau đó.

Nhưng ở Abydos, bức tường bao này nằm xa mộ hơn nhiều so với trường hợp của kim tự tháp Saqqara.

“Giả thuyết của tôi là… hai thành tố (gò đất và bức tường) đã được người kế vị của Djoser hợp nhất trong kim tự tháp Saqqara và sau đó một chuyện đã xảy ra. Gò đất trên đỉnh ngôi mộ bị che khuất bởi một bức tường bao lớn xung quanh – khiến nó không được trông thấy”.

“Thực tế này là cả một vấn đề, bởi theo tôi, gò đất được tạo ra là hiện thân của một biểu tượng nguyên thủy nhằm bảo đảm cho sự phục sinh của hoàng đế”, Dreyer nói. Gò đất bị che mất có thể sẽ cản trở ước mong đó? Các kiến trúc sư của tổ hợp Saqqara đã giải quyết mâu thuẫn này bằng cách xây dựng một ụ đất phẳng, nhỏ hơn nằm bên trên gò đất đầu tiên và sau đó quyết định mở rộng độ cao của nó bằng cách đắp thêm các ụ mới.

Với cấu trúc bậc thang giật cấp này, kim tự tháp Saqqara đã trở thành dạng trung gian giữa các ụ đất phẳng (được gọi là mastaba của thời kỳ sớm) và các kim tự tháp điển hình có mặt phẳng như Giza, nằm ở ngoại ô thành phố Cairo hiện đại.

* Tìm thấy 19 xác ướp ở Ai Cập

Các nhà khảo cổ Pháp vừa phát hiện ra 19 xác ướp cũng như những quan tài cổ bằng đá và gỗ trong một hầm mộ thuộc thời Ai Cập cổ đại ở Saqqara, phía nam thủ đô Cairo. Ngoài ra còn rất nhiều bức tượng nhỏ và các mẩu vải vụn.

Những hiện vật này có từ Triều đại muộn (Late Dynastic), khoảng 1.000 năm trước Công nguyên và kỷ Ptolomaic (323- 30 năm trước Công nguyên).

Một nhóm khảo cổ của Pháp đã phát hiện ra những xác ướp đó khi đang thăm dò những đường hầm sâu trong Saqquara – nghĩa địa 5.000 tuổi nằm bên bờ sông Nile. 12 trong số 19 xác ướp đó nằm cùng trong một đường hầm và vẫn ở tình trạng nguyên vẹn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ