Anna- Li Yaron sẽ không bao giờ quên được tiếng bom nổ mà lần đầu tiên cô đã nghe thấy. Nó xảy ra vào đầu tháng 1/2003 khi cô đang ngồi học ở trường trung học Charles Smith tại Jerusalem. Giáo viên đã báo trước cho cả lớp biết về cuộc diễn tập quân sự nhưng khi tiếng còi hú kéo dài, cô bé Yaron 16 tuổi vẫn run lên vì sợ.
Cả lớp cười chế nhạo cô. Chính cô cũng thấy buồn cười vì sự nhút nhát của mình. Đó là một phần tâm lý của Yaron và cả thế giới xung quanh mình. Gia đình cô đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết để đề phòng chiến tranh Iraq. Nhà trường cũng diễn tập sơ tán các học sinh đến nơi trú ẩn. Họ luôn căng thẳng về những diễn biến xảy ra trên thế giới. Ở Nhật, người ta lo lắng về nền kinh tế suy sụp trong nước. Ở Anh và Mỹ, người ta lo sợ khủng bố kiểu 11/9. Và ở đâu cũng có những nỗi lo sợ…
Những nỗi sợ như thế làm suy giảm tính miễn dịch, khiến ta kém ăn, mất ngủ, nổi mụn hoặc có khối u. Tình trạng tâm lý ảnh hưởng tới nhịp sinh học của con người. Những người lo lắng dễ gặp tai nạn, cảm lạnh hoặc bị bệnh tim. Một điều kỳ lạ là càng sợ hãi người ta lại càng ăn nhiều. Đó là nghịch lý của nỗi sợ. Đó là phản ứng cơ bản với sự sinh tồn. Chúng có hại đối với chúng ta, làm giảm thọ, thậm chí là giết chết con người.
Trước đây, không ai biết não sinh cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng bằng cách nào. Cuối thập niên 1970, một nhà khoa học về thần kinh Joseph LeDoux thuộc Đại học New York, Mỹ, đã nghiên cứu về nỗi sợ. Và rồi nó được làm sáng tỏ hơn bất kỳ lĩnh vực nào của tâm lý.
Cảm giác sợ hãi mơ hồ khác với cảm giác sợ hãi khi ở trong ngôi nhà đang cháy hoặc ở trên chiếc máy bay bị cướp. Nhưng chúng không tách biệt. Nỗi sợ và nỗi lo xuất hiện theo dây chuyền, bắt nguồn từ sinh lý và có hệ quả tương tự.
Não bộ không chỉ là “cỗ máy suy nghĩ”, mà còn là sự phỏng tạo sinh học, được thiết kế để thúc đẩy sự sinh tồn trong môi trường. Cấu trúc não xử lý công việc trước hoạt động nhận thức. LeDoux gọi là “não cảm xúc” là “mạng lưới mạch” được điều chỉnh theo các tín hiệu của sự nguy hiểm cực độ.
Nỗi sợ càng kéo dài thì càng nguy hiểm tới sức khoẻ. Nó khởi nguồn từ vùng phản ứng gần vùng hạ đồi trong khi sản sinh CRF (corticotropin releasing factor). Nó luân phiên phát tín hiệu cho các tuyến nhờn và tuyến thượng thận để đưa các chất epinephrine (adrenaline), nor- epinephrine và cortisol vào mạch máu. Các hoóc môn gây căng thẳng này “đóng” các hoạt động “không khẩn cấp” như tiêu hoá và miễn dịch để “trực chiến hoặc trốn chạy”. Tim đập, phổi bơm và cơ bắp nhận glucose.
Norepinephrine rất gây hại cho các mô, nhất là tim Israel thống kê được gần 100 ca tử vong trong cuộc tấn công bằng tên lửa Scud của Iraq trong cuộc chiến vùng Vịnh lần I, họ không chết vì bom mà vì đau tim, do sợ hãi và căng thẳng. Sau vụ 11/9, số bệnh nhân tim quanh vùng New York đã tăng gấp đôi. Chất adrenaline làm hại tim và chất cortisol làm hại hệ miễn dịch, do vậy mà người ta dễ bị nhiễm trùng, dễ bị bệnh truyền nhiễm và ung thư. Các hoóc môn gây căng thẳng làm tổn thương não, làm suy yếu liên kết neuron. Cả ở người lẫn động vật, càng căng thẳng thì não càng suy yếu.
Trẻ em rất nhạy cảm với nỗi sợ và nỗi lo lắng, vì não của chúng đang phát triển, ảnh hưởng đến tính khí. Hàng triệu người bị ám ảnh, nhất là phụ nữ. Ít nhất có khoảng hơn 300 chứng sợ hãi. Càng ngày con người càng có thêm nhiều nỗi lo sợ.