Phần II. Vũ Trụ Và Những Hiện Tượng Khoa Học Chưa Được Giải Mã: 01. Những Cơn Giận Của Vũ Trụ

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Trong khi con người làm biến đổi trật tự của thiên nhiên, thì các sự kiện dữ dội nhất của vũ trụ lại tạo ra những khởi đầu mới. Nói cách khác, chính sự hỗn độn đã tạo ra mọi thứ.

Được sinh ra từ “địa ngục” Big Bang, vũ trụ đã phải trải qua những giai đoạn dữ dội nhất. Những cơn mưa tiểu hành tinh và sao chổi đã va đập vào những thiên thể, ngôi sao và dải thiên hà khác khiến chúng bị nhập vào hoặc vỡ ra và dẫn tới các thảm họa có ở khắp nơi. Chỉ cần một ngôi sao chết, nó sẽ trở thành một lỗ đen hút tất cả các tia năng lượng mạnh và chỉ trong vài giây nó sáng rực lên bằng ánh sáng của cả triệu ngôi sao gộp lại. Tiếp đến, hố đen này “nuốt” tất cả vật chất đi qua nó, giống như một vật phàm ăn của vũ trụ và phát ra các vệt sáng mạnh gấp 500. 00 lần ánh sáng của mặt trời.

“Nhưng những cơn giận dữ ấy lại chính là những phương tiện mang lại cho thiên nhiên những điều mới, làm thay đổi các định luật vật lý từng có ảnh hưởng quyết định tới vũ trụ”, một số nhà vật lý thiên văn nhận định. Điều này ngược với ý tưởng của Friedrich Hegel: Chẳng có gì là mới mẻ trong thiên nhiên cả.

Thật vậy, từ thế kỷ XX, tầm lịch sử về vũ trụ đã được thay đổi. Vũ trụ của chúng ta không là thể bất biến và vận hành như một chiếc đồng hồ. Nó đang phải chịu một cuộc biến đổi trong đó các thảm họa – thường rất dữ dội – tạo ra những thay đổi có ảnh hưởng lớn tới con người.

“Hiện thực không chỉ còn được định đoạt bởi những quy luật thiên nhiên áp dụng với những điều kiện đặc biệt ban đầu, nó cũng bị cắt gọt và điều khiển bởi một loạt những sự kiện ngẫu nhiên và lịch sử. Thứ tự luôn cứng nhắc trong khi sự hỗn độn lại được tạo ra liên tục”, đó là ý chính trong cuốn best- seller của Trịnh Xuân Thuận Le Chaos at Harmonie (Hỗn độn và Hài hòa). Đây là một ý tưởng mà nhà thiên văn sẽ bảo vệ trong những trang tiếp theo của bài viết, mang đến một viễn cảnh mới trong cách nhìn nhận những thảm họa của vũ trụ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ