26. Bí Ẩn Xung Quanh Cuốn Di Cảo Voynich Thế Kỷ Xiii

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Cuốn sách khổ 14,6 cm x 21,6 cm, gồm 232 trang giấy da cừu với nét chữ đều đặn, không tẩy xóa, kể cả các hình minh họa, hẳn người viết đã cân nhắc rất kỹ trước khi đặt bút. Có điều, đó là một kiểu chữ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, còn những hình vẽ thực vật và động vật lại không hề giống với những gì chúng ta thấy trên mặt đất.

Nguồn gốc của cuốn sách cũng không rõ ràng. Một tài liệu lịch sử viết năm 1666 cho hay, nó được Hoàng đế Rudolf II (1552- 1612) của Đức mua với giá cao khủng khiếp: 600 thùng vàng. Vị vua này đoán rằng cuốn sách bí hiểm được nhà bác học và tiên tri Roger Bacon (1220- 1292) viết ra, trong đó hẳn chứa những kiến thức kỳ lạ, những lời bí ẩn về tương lai. Cuốn sách được viết bằng bút lông với nét chữ đều đặn, chính xác và sạch sẽ đến mức kỳ lạ.

Ký tự thoáng nhìn như chữ Latinh, nhưng kỳ thực đó là một kiểu chữ chưa từng có trong lịch sử chữ viết của nhân loại. Một số hình vẽ dường như giống người và cây cỏ, nhưng lại không phải vậy. Tuy nhiên lần này, Yardley không tìm ra được những tín hiệu lặp lại thường thấy ở một ngôn ngữ trong bản cảo Voynich. Theo Yardley, cái được viết trong bản này có thể không phải ngôn ngữ mà chúng ta biết, hoặc nó đã được mã hóa nhiều lần một cách tài tình đến nỗi không thể đọc ra được. Sự việc không dừng lại ở đó. Ở trang cuối của cuốn sách, có một đoạn viết bởi chữ của người khác, có lẽ là một lời nhận xét.

Nét chữ mờ mịt, rối rắm, hầu như không thể đọc được. Nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, giáo sư William R. Newbold, Đại học California (Mỹ), tin rằng trong đó có một đoạn tiếng Latinh: A mihi dabas multas portas. Newbold khẳng định, nội dung cuốn sách đã được mã hóa nhiều lần. Có thể tác giả đã ghép hai hoặc ba chữ cái latinh thành một chữ cái theo cách nào đó. Tuy nhiên, ông cũng chỉ dừng lại ở đây mà không thể giải thích thêm được nữa.

Gần đây nhất, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng tại Đại học Yale, giáo sư Brumbaugh, cho rằng Bản cảo Voynich được viết bằng một bảng mã gồm 26 ký tự. Con số này trùng lặp với chữ cái Latinh (liệu đây có phải là một sự ngẫu nhiên). Có điều, mọi giải pháp Latinh hóa những ký tự này, rồi thay vào các dòng chữ viết tay trong bản cảo, đều tạo ra các đoạn chữ không theo quy luật và có vẻ như không mang một ý nghĩa gì. Brumbaugh cho rằng, có lẽ nội dung cuốn sách đã được mã hóa theo hệ ngôn ngữ khác với chữ Latinh. Và đến nay, bản cảo Voynich vẫn còn là một bí ẩn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ