“Trong cuộc sống, hầu như mọi người đều gặp những trường hợp khẩn cấp nào đó. Khi đột nhiên bị giật mình, cơ thể sẽ có phản ứng, biểu hiện là mặt tái xanh, thậm chí có thể tứ chi lạnh, toát mồ hôi, nổi da gà. Đó là vì trong cơ thể có một hệ thống phòng ngự. Khi bị kích thích mạnh, cơ thể sẽ có hàng loạt phản ứng do thần kinh phát ra. Ví dụ như hiện tượng thần kinh giao cảm sẽ hưng phấn, tuyến yên – vỏ tuyến thượng thận sẽ tiết ra nhiều chất nội tiết hơn hơn để thích ứng với sự kích thích mãnh liệt đó, nhằm nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể đối với ngoại giới, trong y học gọi là “”kích thích phản ứng””.
Thần kinh giao cảm hưng phấn, tuyến yên – vỏ tuyến thượng thận tiết ra nhiều chất kích thích hơn khiến tim đập nhanh, lực co bóp mạnh, dẫn máu ra nhiều, nâng cao huyết áp. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sự phân bố lại lượng máu trong cơ thể. Khi đó da, các tạng phủ trong bụng và mạch máu thận co lại, còn mạch máu ở não không bị co, bắp cũng mở rộng bảo đảm cho tim, não và các cơ bắp được cung cấp nhiều máu hơn. Điều này sẽ có lợi cho việc chống lại những kích thích mạnh của ngoại giới, bảo đảm cho cơ thể không bị tổn thương. Vì khi đó da, rất nhiều động mạch nhỏ trong các cơ quan nội tạng, các mạch máu li ti co hẹp lại nên ở những bộ phận này phát sinh hiện tượng thiếu máu, thiếu ôxy, làm cho mặt tái xanh, tứ chi phát lạnh, toát mồ hôi và chân lông dựng lên.
Cơ thể sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường nếu cảm xúc không quá mãnh liệt, thời gian xẩy ra ngắn. Phản ứng ứng phó kích thích kể trên có lợi cho việc điều động toàn thân nhằm hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, hoặc tránh được tối đa khả năng gây nguy hiểm cho ta. Nghĩa là nó sẽ khiến cho ta ứng phó có hiệu quả trước những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng nếu bị kích thích quá mạnh, kéo dài hoặc thường xuyên, cơ thể chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.”