“Tim và mạch máu chứa đầy máu tươi, do huyết tương và tế bào máu tổ chức nên. Tế bào máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nó giống như một sinh mệnh nhỏ, luôn tiến hành hấp thu, đào thải. Những tế bào suy lão sẽ mất đi, tế bào mới sẽ thành thục. Ở điều kiện bình thường, tổng lượng máu trong cơ thể về cơ bản không thay đổi. Nói chung, lượng máu của một người trưởng thành chiếm khoảng 7-8% thể trọng, mỗi kg thể trọng tương ứng 60 – 80 ml máu. Nói một cách cụ thể, một người đàn ông nặng 70 kg thì lượng máu trong cơ thể ước khoảng 5.500 ml; ở nữ giới, lượng máu thấp hơn một ít.
Vì tổng lượng máu trong cơ thể tương đối ổn định nên dù ta uống nhiều nước hay suốt ngày không uống nước thì sự lượng máu vẫn không biến đổi đáng kể. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu bị mất không quá 10% tổng lượng máu, cơ thể sẽ điều tiết rất nhanh để khôi phục, không gây ảnh hưởng xấu đến công năng của máu. Như vậy, đối với một người trưởng thành bình thường, việc hiến 250 ml máu mỗi lần (chỉ chiếm 5% tổng lượng máu) không gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Khi mất máu, tế bào hồng cầu bị tổn thất, tủy (tổ chức tạo máu) sẽ tăng tốc độ sinh máu. Nhưng quá trình này tương đối chậm, phải mất mấy tuần mới có thể giúp số lượng hồng cầu trở lại bình thường. Sau khi cho máu, có lúc ta cảm thấy tim đập nhanh, thấy khát, muốn uống nước. Những phản ứng này đều là do sự điều tiết của hệ thần kinh và các dịch thể nhằm bổ sung lượng máu đã mất.
Sau khi cho máu, nên nghỉ ngơi mấy ngày, không vận động mạnh. Ngoài ra, nên uống nhiều nước và chú ý bổ sung dinh dưỡng để giúp cơ thể khôi phục nhanh lượng máu đã cho đi.”