Tại sao máy tính có thể chơi đùa với bạn được?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Nói tới việc chơi đùa chắc có một số bạn học sinh sẽ rất hứng khởi. Nhưng trò chơi ưa chuộng nhất chắc vẫn là trò chơi điện tử. Bạn biết đấy, trò chơi điện tử trên máy tính rất phong phú, nào là trên trời, dưới đất, con người, động vật, yêu quái, thời xưa, thời nay và tương lai, cái gì cũng có trong trò chơi điện tử. Những trò chơi mới lạ này đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của con người. Trong đó, dù là mô phỏng chiến tranh, thám hiểm hay là chơi cờ, không cái gì là không thể hiện sự thông minh của máy tính.

Đương nhiên trò chơi trên máy tính cũng là một phần mềm, phần mềm này ngoài việc sử dụng các hiệu quả âm thanh, hình ảnh của máy tính ra thì ít nhiều còn áp dụng kĩ thuật trí tuệ nhân tạo.

Trò chơi máy tính có thể chia ra các loại như: thể thao, đánh nhau, mặt bàn, thám hiểm, đố vui và đánh cờ. Nói chung, các trò chơi đều ít liên quan tới trí tuệ nhân tạo, chủ yếu là thử thách phản ứng và tốc độ của người chơi. Những trò chơi này đã thiết kế những cảnh phong phú và âm nhạc nền rất vui tai, trong những hoàn cảnh khác nhau, người chơi sử dụng bàn phím hoặc cần điều khiển để điều khiển các hình ảnh trên màn hình, như xe đua, máy bay hay hoàng tử v.v. Máy tính dựa theo lệnh nhập vào từ bàn phím hoặc cần điều khiển mà làm cho các đối tượng trên có hành động tương ứng trên màn hình. Ví dụ khi chơi trò “”hoàng tử Ba Tư”” thì mũi tên trên không cho hoàng tử trèo lên, mũi tên dưới không cho hoàng tử tụt xuống, còn mũi tên bên trái bên phải thì không cho hoàng tử qua trái qua phải, phím SHIFT thì lại điều khiển hoàng tử công kích v.v. Trọng tâm thiết kế loại trò chơi này là cảnh và âm nhạc cho khung cảnh chơi, thường thì không cần người chơi phải động não. Chỉ cần họ có động tác nhanh nhẹn và linh hoạt.

Một số trò chơi đơn giản thì người có chút ít kiến thức lập trình cũng có thể thiết kế được. Ví dụ “”Ô vuông Nga””, ta có thể dùng ngôn ngữ lập trình để viết. Thế nhưng, không phải mọi trò chơi đều có thể thiết kế một cách đơn giản. Trò đố vui và đánh cờ đụng chạm đến kĩ thuật trí tuệ nhân tạo. Không có tri thức về trí tuệ nhân tạo thì khó lòng mà thiết kế được hai loại chương trình này. “”Máy tính đánh cờ”” thực tế cũng là một loại trò chơi và trò đánh cờ bằng máy tính này là một lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo kinh điển.

Cuối cùng, chúng ta cần thấy rằng trò chơi máy tính có thể làm tăng hứng thú, làm dịu áp lực tinh thần của con người, tự mình bắt tay vào cải tiến hoặc soạn chương trình trò chơi còn có thể làm tăng vốn hiểu biết về máy tính, nâng cao kĩ thuật lập trình. Thế nhưng, nếu vì đam mê trò chơi này mà sao lãng việc học hành, trở thành một thói xấu thì hỏng đấy.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ