Xa lộ thông tin là gì?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Năm 1992, khi Tổng thống Mĩ Clintơn và Phó Tổng thống Ango tranh cử đã đề xuất việc xây dựng “cấu trúc cơ sở thông tin quốc gia”, và coi đó là một trong những chiến lược để tranh cử. Tháng 1 năm 1993, Clintơn sau khi nhậm chức Tổng thống, đã lập tức điều chỉnh chính sách khoa học kĩ thuật của nước Mĩ, tăng cường địa vị kĩ thuật thông tin, và ủy quyền thành lập nhóm đặc biệt xây dựng cơ sở thông tin quốc gia. Ngày 15 tháng 9 cùng năm, nhóm đặc biệt trịnh trọng tuyên bố nước Mĩ sẽ thực thi một “kế hoạch xa lộ thông tin sẽ làm thay đổi cuộc sống, công tác và phương thức liên thông lẫn nhau của người dân Mĩ”. Cho nên xa lộ thông tin là cách gọi thông thường của việc cấu trúc cơ sở thông tin.

Mục đích của kế hoạch xa lộ thông tin này là xây dựng tại nước Mĩ một mạng thông tin số lấy cáp quang làm tuyến chính, có tốc độ cao, trải khắp toàn quốc và chạy khắp mọi ngả. Nó có thể liên kết từng vùng, từng ngành, từng đơn vị, từng gia đình trên đất nước lại. Kế hoạch này còn quy định nhiều mục tiêu cụ thể. Ví dụ người ta có thể làm việc tại nhà thông qua xa lộ thông tin, ở nhà trực tiếp xem xét các loại kho thông tin; nhận được các tác phẩm và tư liệu các mặt như khoa học, văn học, nghệ thuật; có thể chọn xem bộ phim mới nhất ngay tại nhà; có thể gửi và rút tiền, mua hàng ngay tại nhà; có thể được hưởng thụ các dịch vụ điều trị y tế xã hội ngay tại nhà; cũng có thể liên hệ với các ngành các cấp của chính phủ bằng phương thức điện tử. Học sinh có thể được hưởng những trường học tốt nhất, giáo viên giỏi nhất, khóa trình hay nhất thông qua xa lộ thông tin. Công ty có thể tìm hiểu định hướng thị trường qua xa lộ thông tin để mở rộng doanh số trên mạng; có thể trực tiếp giành được đơn đặt hàng từ phía khách hàng; đồng thời có thể đặt mua nguyên liệu từ các công ty khác, v.v. Kế hoạch này đã vẽ ra một viễn cảnh thật là tươi đẹp cho con người.

Chúng ta có thể hiểu xa lộ thông tin là “con đường cao tốc” lấy kĩ thuật thông tin và kĩ thuật máy tính làm “nền đường”, lấy “đường cáp quang” làm “mặt đường”. Nó lấy máy tính multimedia có các chức năng máy tính, điện thoại và truyền hình làm “ô tô” để chuyển tải và trao đổi các loại thông tin multimedia với tốc độ nhanh. Dự tính tốc độ truyền tải giai đoạn một của nó là mỗi giây 1 Gbit (1 tỉ hàng hệ nhị phân). Còn giai đoạn hai sẽ đạt tới mỗi giây 1 Tbit (1000 tỉ hàng hệ nhị phân). Tốc độ mỗi giây 1 Gbit là thế nào vậy? Chúng ta hãy xem hai ví dụ: đến cuối năm 1998, tổng suất tốc độ Trung Quốc tới mạng Internet là mỗi giây 143.256.000 bit, chỉ bằng 1/7 của mỗi giây 1 Gbit. 33 tập Bách khoa toàn thư nước Anh nếu truyền tải theo mạng thông tin hiện nay phải cần 13 giờ, nhưng nếu theo tốc độ mỗi giây 1 Gbit thì chỉ cần 4,7 s.

Đương nhiên chỉ có một xa lộ thông tin của một nước là không đủ, còn phải có xa lộ thông tin toàn cầu. Kế hoạch xa lộ thông tin của Mĩ nêu ra đã được hồi âm mạnh mẽ từ các nước, nó được đánh giá cao. Và nhiều quốc gia cũng đưa ra kế hoạch xa lộ thông tin của mình. Trung Quốc cũng đang xây dựng và thực thi kế hoạch “Xây dựng cơ sở thông tin quốc gia Trung Quốc” phù hợp với màu sắc Trung Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ