Khoảng cách thành phần ảnh và độ phân giải của bộ hiển thị có gì khác nhau?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Bộ hiển thị có rất nhiều chủng loại. Nhưng trong trường hợp cố định thì thường dùng bộ hiển thị đèn âm cực – CRT (cathode – ray tube). Và người ta thường nhắc tới hai tính năng quan trọng của loại bộ hiển thị này: (1) Độ phân giải và (2) Khoảng cách thành phần ảnh.

Khoảng cách thành phần ảnh là khoảng cách giữa các điểm sáng nhỏ nhất có hình ảnh trên màn hình. Những điểm sáng nhỏ nhất này được gọi là thành phần ảnh. Thường người ta không căn cứ vào độ lớn nhỏ của thành phần ảnh, mà coi khoảng cách giữa các điểm sáng nhỏ nhất của hình ảnh trên màn hình là một chỉ tiêu tính năng quan trọng. Trong bộ hiển thị màu, các thành phần ảnh cơ bản được tạo thành bởi ba điểm đỏ, xanh, lam. Còn khoảng cách giữa các điểm hình quang đồng màu thì gọi là khoảng cách thành phần ảnh. Khoảng cách càng nhỏ thì hình ảnh hiển thị càng nhiều và chất lượng cũng càng cao. Thế nhưng, khoảng cách nhỏ thì khó chế tạo và giá tiền của bóng đèn hình càng cao. Hiện nay, quy cách thường gặp của khoảng cách bóng đèn hình trong bộ hiển thị là 0,39 ~ 0,25 mm.

Độ phân giải là nói trên màn hình hiển thị có thể hiển thị được bao nhiêu thành phần ảnh. Độ phân giải của một bộ hiển thị được tạo thành bởi độ phân giải hiển thị ngang và độ phân giải hiển thị dọc. Ví dụ độ phân giải là 640 x 480, thì độ phân giải ngang là 640 điểm, còn độ phân giải dọc là 480 điểm. Độ phân giải của bộ hiển thị màu 14” có thể đạt 1024 x 768; 15 insơ thì thường định vị là 1280 x 1024; có bộ hiển thị độ phân giải đạt tới 1600 x 1280. Độ phân giải càng cao thì số lượng thành phần hiển thị ở mỗi hàng càng nhiều, kí tự và hành ảnh càng hoàn chỉnh, sắc nét. Thông thường khi đã biết khoảng cách thành phần ảnh và độ lớn của màn hình, ta có thể tính được độ phân giải của bộ hiển thị và số lượng thành phần ảnh.

Trong thực tế khi sử dụng, độ phân giải của bộ hiển thị cần phải được cài đặt. Khi cài đặt không nhất thiết phải đặt ở độ phân giải cao nhất của bộ hiển thị. Thực tế sử dụng, sự cài đặt độ phân giải của bộ hiển thị còn phải thực hiện thông qua việc lắp phối hợp đồng bộ bộ hiển thị (card màn hình). Card màn hình có thể lắp đặt trên độ phân giải quy định của màn hình; cũng có thể lắp đặt thấp một chút. Nếu card màn hình bản thân không thể lắp đặt độ phân giải cao thì màn hình có độ phân giải cao đến mấy cũng không thể phát huy tác dụng.

Thành phần ảnh thực tế thì không thể kiểm tra chính xác, có thể bằng kính hiển vi chuyên dùng của phòng thí nghiệm thì mới có được kết quả chuẩn xác. Thế nhưng người tiêu dùng có thể kiểm tra qua catalô và quan sát kỹ màn hình để tìm hiểu khoảng cách thành phần ảnh. Ví dụ khi hiển thị chữ Hán phồn thể, ta quan sát nét chữ xem thành phần ảnh có sắc nét không, khi hiển thị hình ảnh ta xem đường nét của hình có hoàn chỉnh, ảnh có rõ nét không. Còn độ phân giải lớn nhỏ chỉ khi lắp card màn hình vào, có thể kiểm tra bằng phần mềm và có thể căn cứ vào nhu cầu và tiến hành lắp đặt. (Ngày nay người ta dùng màn hình tinh thể lỏng thay thế loại màn hình CRT, các khái niệm về khoảng cách phần tử ảnh và độ phân giải cũng tương tự như ở màn hình CTR – btv GD).”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ