Vì sao ánh sáng mạnh gây cận thị?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Con mắt là cơ quan rất kỳ diệu của cơ thể, có năng lực phân biệt cường độ ánh sáng, màu sắc, hình dạng, kích thước, độ xa gần của vật thể. Trong điều kiện bình thường, dù ánh sáng mạnh hay yếu, vật thể xa hay gần, nhãn cầu đều có sự điều tiết thích nghi, giống như máy ảnh có thể điều chỉnh ống kính để ảnh rõ nét.

Cường độ ánh sáng không đủ và thời gian mắt nhìn trong ánh sáng yếu quá dài là nguyên nhân chủ yếu gây cận thị. Vì vậy, để bảo vệ mắt, có người đã tăng độ sáng trong phòng lên, ban ngày cũng bật đèn sáng, thậm chí có người còn xem sách dưới ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn lóa mắt, kết quả là thị lực chẳng những không tăng lên mà còn giảm xuống. Đó là vì sự kích thích quá mạnh của ánh sáng đối với tế bào cảm quang trên võng mạc sẽ khiến cho cơ trơn dạng cầu trong củng mạc bị co lại, mệt mỏi, khiến cho đồng tử thu nhỏ nhằm hạn chế lượng tia sáng đi vào mắt. Sự kích thích nếu xảy ra thường xuyên sẽ khiến công năng của nhãn cầu bị biến đổi, khả năng điều tiết của mắt yếu đi, từ đó mà sinh bệnh cận thị.

Vì vậy, ánh sáng không nên yếu quá, cũng không nên mạnh quá, cự li giữa sách và đèn không nên nhỏ hơn 0,5 m. Ánh sáng nên chiếu từ bên trái, phía trước để bóng của tay phải không cản trở đường nhìn. Trên bóng đèn cần có chụp để khiến cho ánh sáng dịu lại, mắt không bị kích thích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ