Người phương Nam một ngày ăn ba bữa, hầu như đều bằng cơm, còn người phương Bắc lại lấy bột mì làm lương thực chính. Nhưng các nhà dinh dưỡng học lại khuyên chúng ta rằng: nên ăn nhiều loại lương thực tạp. Ăn ngũ cốc hỗn hợp tốt hơn là chỉ ăn một loại. Lương thực tạp là ngoài gạo và bột mì ra còn dùng ngô, cao lương, các loại đậu…
Quá trình trưởng thành và phát dục, hấp thu, đào thải và các chức năng sinh lý của con người đều đòi hỏi nguồn dinh dưỡng phong phú, trong đó có anbumin, các loại mỡ, đường, vitamin và nguyên tố vi lượng. Một người trưởng thành mỗi ngày cần được hấp thu 80-100 g anbumin, một trong hơn 20 loại axit amoni mà cơ thể không tự hợp thành được, phải dựa vào sự cung cấp của thực vật. Việc cơ thể thiếu một loại anbumin nào đó sẽ dẫn đến giảm trọng lượng, cơ bắp co rút, dinh dưỡng không tốt. Ví dụ: Thiếu nhóm vitamin B sẽ gây ra các chứng viêm thần kinh, ngứa da, thiếu máu. Hằng ngày, chúng ta ăn cơm chính là để hấp thụ các loại dinh dưỡng từ trong thực phẩm. Gạo và bột mì chỉ có thể cung cấp cho ta các hợp chất của cácbua với nước và anbumin, còn những thành phần dinh dưỡng khác thì không đủ. Lương thực tạp có tác dụng bổ sung những thành phần còn thiếu này. Ngô là lương thực phụ mọi người thường ăn. So với bột mì, ngô không thua kém một chút nào về số năng lượng, vitamin và khoáng chất. Giá trị anbumin của nó nằm mức giữa bột mì và gạo. Ngô chứa khá nhiều axit mỡ không no, giúp chống bệnh xơ cứng mạch máu, đề phòng tế bào suy lão. Trong ngô còn có các chất vi lượng như canxi, phốt pho, có lợi cho sự phát triển khung xương và hệ thống thần kinh, giảm huyết áp. Ngoài ra, ngô còn có tiền vitamin A, có tác dụng bảo vệ thị lực và da (mà trong bột gạo và bột mì không có). Hàm lượng anbumin, mỡ và chất sắt của ngô đều nhiều hơn gạo; nó lại có nhiều loại axit gốc amin, chứa vitamin B dồi dào mà những lương thực phụ khác không có. Các loại axit amin trong khoai lang nhiều ngang với gạo, có giá trị dinh dưỡng cao; hàm lượng các vitamin nhóm B và canxi trong khoai cũng cao hơn gạo. Trong khoai còn có vitamin C và tiền vitamin A.
Đặc điểm lớn nhất của các loại đậu là hàm lượng anbumin rất cao, gấp 2-5 lần so với gạo hoặc bột mì. Trong các loại đậu còn có chất lysin mà trong anbumin mà các loại ngũ cốc khác không có, tuy nó không có các loại axit amin thường gặp trong ngũ cốc.
Qua so sánh, ta thấy các loại lương thực đều có đặc điểm dinh dưỡng riêng. Gạo, khoai lang, bột mì có lượng anbumin cao; ngô nhiều axit béo không no và tiền vitamin A; các loại đậu không những có hàm lượng anbumin cao và tốt mà còn chứa nhiều loại vitamin B. Căn cứ vào đặc điểm này, chúng ta nên phối hợp hợp lý nhiều loại lương thực phụ để bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, thỏa mãn nhu cầu phát dục và bảo đảm sức khỏe.
Hằng ngày, chúng ta có thể ăn cơm hay bột mì, thêm khoai lang, khoai tây (để thay thế một phần gạo). Việc ăn nhiều lương thực phụ không những giúp thay đổi khẩu vị mà còn có lợi cho sức khỏe.