Con người dựa vào cơ quan cảm giác để cảm nhận sự vật xung quanh. Con người có thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác, có thể cảm nhận khoảng cách, cảm thấy nóng lạnh, chua ngọt, đắng cay. Sự thu thập thông tin của thị giác là quan trọng nhất. Có người đã điều tra là trong trường hợp nhất định, hơn 80% lượng thông tin là do mắt thu nhận.
Vậy thì người máy có cảm giác không? Thực ra khá nhiều người máy có cảm giác đấy. Có điều cảm giác của nó không phong phú như con người. Trên mình người máy có lắp đặt nhiều bộ cảm biến để thông tin đến từ bên ngoài từ bộ cảm biến truyền cho máy tính bên trong người máy. Từ đó qua máy tính xử lí, tổng hợp và rồi người máy trở nên có cảm giác. Ví dụ nó có cảm giác về khoảng cách, có cảm giác về sức lực mạnh hay yếu, có thể nhận ra vật thể và màu sắc, biết được nóng lạnh…
Người đầu tiên trên thế giới dùng bộ cảm biến cho rôbốt là các nhà khoa học kỹ thuật Mĩ. Lúc đó họ đã lắp đặt trên mình rôbốt bộ cảm biến tiếp xúc khiến cho người máy có được cảm giác tiếp xúc. Với sự điều khiển của máy tính nó có thể nhặt lên các vật thể khác nhau. Điều này có thể coi như bước đột phá không nhỏ của thập niên 60. Kỹ thuật bộ cảm biến là một khoa học chuyên ngành, nó kết hợp với việc máy tính xử lí thông tin thì phát triển thành kỹ thuật cảm biến người máy. Ví dụ cảm biến thị giác của người máy chính là sử dụng một loại camera truyền hình hoặc thiết bị ngẫu hợp điện cực tiến hành quét đối với vật thể nó quan trắc, chuyển hóa cường độ tia sáng phản xạ của trang hình thành tín hiệu điện rồi đưa vào máy tính để xử lí. Sau đó thì có thể lấy được thông tin cần thiết. Thế là, robot có lắp bộ cảm biến thị giác đã có thể nhận biết được vật thể, tiến hành phân loại các linh kiện và kiểm nghiệm sản phẩm. Người máy có lắp đặt hai camera còn có thể cảm giác lập thể.
Những loại bộ cảm biến thường được sử dụng nhiều có bộ cảm biến thị giác, bộ cảm biến xúc giác, bộ cảm biến vị trí di động, bộ cảm biến mẫn cảm khí, bộ cảm biến mẫn cảm lực, bộ cảm biến mẫn cảm quang, bộ cảm biến mẫn cảm âm thanh v.v. Với những người máy làm những công việc đặc biệt người ta còn lắp cho nhiều loại bộ cảm biến hơn như bộ cảm biến hồng ngoại, thiết bị xác định khoảng cách laze, hệ thống nhận biết giọng nói. Có được những thiết bị đặc biệt như vậy, người máy có thể quan trắc cảnh vật trong màn đêm, tìm kiếm người còn sống sót cần cứu trợ ngay trong môi trường sương khói mịt mù, nhìn rõ các vật thể nằm sâu trong lòng đại dương… Giờ đây người ta đã nghiên cứu chế tạo ra được cánh tay rôbốt khéo léo có gắn 120 bộ cảm biến tiếp xúc. Nó có thể nắm bắt vật thể chính xác và dám so đọ với bàn tay con người đấy.
Người máy có được cảm giác từ môi trường và vật thể xung quanh dựa vào bộ cảm biến thật là tiên tiến. Có được những bộ cảm biến như vậy, rôbốt sẽ có được “con mắt thần”, “con mắt nghìn dặm” và các “tai thính”.