Vì sao có người không phân biệt được màu sắc?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Trời xanh, mây trắng, hoa đỏ, lá xanh… Vạn vật hiện ra trước mắt ta như một bức tranh muôn màu muôn vẻ. Nhưng có người vì không phân biệt được màu sắc mà cảm thấy mông lung, mờ nhòe, thậm chí chỉ thấy một vùng màu xám. Y học gọi hiện tượng này là “mù màu”.

Màu sắc tuy thiên biến vạn hóa nhưng vẫn do 3 màu cơ bản đỏ, lục, lam trộn lẫn mà thành. Trên võng mạc có một loại “tế bào hình nón” rất nhạy cảm với ba loại màu này. Vì tất cả các màu khác đều do 3 loại màu cơ bản pha trộn theo những tỷ lệ khác nhau mà thành nên mắt có thể phân biệt được đủ các loại màu sắc.

Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà thiếu khả năng phân biệt màu đỏ, ta sẽ bị “mù màu đỏ”, không thể phân biệt màu lục thì gọi là “mù màu lục”… Nếu cả ba màu đều không phân biệt được thì gọi là “mù toàn màu”. Mù màu lam và mù toàn màu rất ít gặp.

Vậy mù màu phát sinh như thế nào? Điều này cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Người ta thường cho rằng đó là do di truyền.

Người mù màu không thể làm những công việc cần phân biệt màu sắc, chẳng hạn không thể lái ô tô vì không phân biệt được đèn xanh, đèn đỏ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ