Vì sao không nên ăn củ ấu, ngó sen, củ năn?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Ở phía nam Trung Quốc có một số thực vật thủy sinh như củ ấu, ngó sen, củ năn…, vị thơm và ngon, nhưng người ăn chúng dễ mắc bệnh sán lá gừng.

Sán lá gừng là một loại ký sinh trùng đẻ trứng trong ruột non của người và bài tiết ra ngoài theo phân. Vì người miền nam Trung Quốc thường dùng phân tươi để bón cây nên trứng sán rất dễ lẫn vào trong các nguồn nước. Trứng sán dưới nhiệt độ thích hợp sẽ trở thành ấu trùng lông, chui vào trong con ốc. Rễ cây củ ấu, ngó sen, củ năn là những chất ốc rất thích ăn. Khi ốc sống ở rễ cây này thì ấu trùng lông trong ốc sẽ chui ra, làm thành tổ kén trên rễ đó.

Tháng 7 đến tháng 9 hằng năm là mùa thu hoạch các loại thực vật thủy sinh trên, cũng là mùa kén ấu trùng nhiều nhất. Nếu ăn phải củ ấu, ngó sen, củ năn có kén, kén ấu trùng sẽ xâm nhập cơ thể, phát triển thành sán lá gừng, sinh sống trong ruột non, gây bệnh viêm niêm mạc ruột non, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Triệu chứng là bụng trên khó chịu, khẩu vị không tốt, ỉa chảy, tiêu hóa không tốt, thậm chí gây suy dinh dưỡng, mặt và tay chân phù thũng, trẻ em phát triển không bình thường.

Do đó, nếu ăn các loại củ trên, cần luộc thật chín. Nếu ăn sống thì phải nhúng qua nước sôi từ 3 đến 5 phút, sau đó dùng dao bóc vỏ; nhất thiết không được ăn cả vỏ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ