Vì sao ngón tay cái chỉ có hai đốt?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Bàn tay người có 5 ngón tay dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Hơn nữa, mỗi ngón tay đều có tên gọi riêng, đó là: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út.

Điều thú vị là ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út đều có ba đốt, duy chỉ ngón cái chỉ có hai đốt. Kết cấu này có ý nghĩa gì?

Căn cứ thuyết tiến hóa luận, người ta biết được con người từ loài vượn cổ tiến hóa ra. Loài vượn cổ sống trong rừng, dựa vào tứ chi, để đi, ngón tay cái hoặc ngón chân cái tách khỏi 4 ngón khác. Khi leo cây, chỉ có các ngón 3 đốt là thích hợp nhất, còn ngón cái có hai đốt được dùng không nhiều. Về sau, loài vượn cổ xuống đất học đứng thẳng, hai chi trên được giải phóng, đặc biệt là sau khi chúng biến hóa thành con người. Vì tay thường sử dụng công cụ nên ngón cái biến thành to khỏe. Chỗ gần ngón cái còn sản sinh ra một cơ rất phát triển, khiến cho ngón cái có thể phối hợp hoạt động với 4 ngón đối diện.

Chính là nhờ kết quả tiến hóa này mà ngón cái của người hiện đại đã có một tác dụng to lớn trong bàn tay. Hàm nghĩa của câu thành ngữ “ngón cái đứng đầu” là ý nói nó nổi trội nhất. Quả đúng như thế! Theo thống kê của các nhà khoa học, hầu hết công việc cần đến sự hỗ trợ của ngón cái. Ngón cái vừa độc lập, vừa có thể phối hợp với 4 ngón kia để làm việc.

Ngón cái quan trọng như thế, vì sao lại chỉ có hai đốt? Các nhà khoa học cho rằng kết cấu này của nó là thích hợp nhất. Vì ngón cái nếu chỉ có một đốt thì sự phối hợp để nắm bắt của nó với 4 ngón kia sẽ không đủ khỏe, còn nếu ngón cái có ba đốt thì lực của nó sẽ yếu đi, không thể nào có lực mạnh. Cho nên kết cấu này của ngón cái là một trong những kết quả hợp lý nhất của quá trình tiến hóa từ loài vượn đến loài người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ