Xã hội tin học hóa có những đặc tính gì?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Xã hội hiện đại là xã hội tin học hóa, dù là ngành nào đều không tách rời khỏi thông tin. Thông tin đã trở thành một trong năm yếu tố kinh tế (năm yếu tố kinh tế: nhân lực, nguyên liệu, kỹ thuật, vốn, thông tin). Lượng sở hữu thông tin, tốc độ truyền thông tin đánh dấu sự mạnh yếu của nguồn lực quốc gia. Vậy chúng ta phải nhìn nhận một xã hội tin học hóa thế nào đây?

Xã hội tin học hóa chủ yếu có mấy đặc điểm như sau:

– Thứ nhất; tất cả các ngành dịch vụ trong xã hội như thương mại, tiền tệ, du lịch, giao thông, đều nằm trong sự phục vụ của mạng máy tính. Việc nối mạng máy tính đang đứng trước phổ cập toàn dân, tức mọi người ngồi trước máy tính là đều có thể hiểu được thông tin đến từ mọi miền trên thế giới, và có được sự phục vụ cần thiết. Ví dụ bạn có thể bấm máy tính để khám bệnh, để học, để tra cứu tư liệu.

– Thứ hai; cuộc sống thường nhật của con người không thể tách rời máy tính, các thiết bị điện trong gia đình đều đã được máy tính hóa hoặc được điều khiển bằng máy tính. Bạn có thể từ nơi xa xăm mà điều khiển các thiết bị điện nhà bạn bằng điện thoại. Chúng thậm chí có thể chuẩn bị sẵn một bữa cơm tối đầy hương vị chờ bạn. Cuộc sống hằng ngày của người ta bao giờ và ở đâu cũng có sự điều khiển của máy tính.

– Thứ ba; lượng thông tin mà con người nhận được sẽ tăng lên gấp bội, lượng thông tin tuy tăng nhiều nhưng vì thời gian mà mỗi chúng ta có thể sử dụng để đọc, để suy nghĩ tìm hiểu thì lại không tăng lên tương ứng. Bởi vậy, những thách thức thực hiện hiện nay rõ ràng là không thể xử lý khối lượng thông tin lớn như vậy. Những thông tin không có sự điều khiển và tổ chức trong xã hội tin học hoá sẽ không trở thành tài nguyên mà trái lại sẽ trở thành những trở ngại cho người công tác về thông tin. Sự phát triển của kỹ thuật tin học khiến người sử dụng có thể tìm kiếm những thông tin cần thiết một cách thuận tiện. Như vậy, toàn bộ những trọng điểm nhấn mạnh của xã hội tin học hoá sẽ có thể từ cung ứng chuyển sang lựa chọn.

– Thứ tư; hố ngăn cách giữa “”giàu thông tin”” và “”nghèo thông tin”” đang bị khoét sâu, xã hội cần có đội ngũ đông đảo những người lao động có văn hóa, có kỹ thuật. Nhu cầu đối với người lao động không có kỹ thuật hoặc nửa kỹ thuật đang giảm thiểu.

– Thứ năm; nền kinh tế ngày càng dựa vào cơ sở ngành tin học. Những người tham gia vào công việc thu thập, xử lý tồn trữ và kiểm tra tìm kiếm tư liệu so với số người được thuê làm trong các ngành nông nghiệp và chế tạo còn nhiều hơn. Sự phát triển của kỹ thuật đã khiến cho sản lượng hàng hóa có khả năng tăng theo cấp số, trong khi đó vốn đầu tư lao động và năng lượng lại thiếu hụt lớn. Điều này đánh dấu việc kinh tế đã thoát ra khỏi cách thức phát triển truyền thống.

Tóm lại trong xã hội tin học hóa, máy tính và kỹ thuật truyền thông có mặt khắp mọi nơi sẽ làm biến đổi lớn lao phương thức sống của con người, sẽ mang lại sự biến đổi to lớn cho loài người. Đương nhiên xã hội muốn tin học hóa hiện thực thì cần phải có một loạt việc chuẩn bị về mặt kỹ thuật và cũng cần có sự chuẩn bị hàng loạt về vật tư. Đồng thời lại cần tố chất tự thân của con người phải có được nâng cao rất nhiều. Chúng ta ngày nay học tập, công tác chính là để chuẩn bị đầy đủ cho việc tiến vào một xã hội tin học hóa.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ